Trước khi bắt đầu quá trình làm sạch laptop, bạn cần nghiên cứu kỹ càng hướng dẫn sử dụng để biết những quy trình tiêu chuẩn hay yêu cầu cho việc làm sạch, vì mỗi loại laptop có những đặc tính riêng.
Phần lớn các nhà sản xuất đều yêu cầu việc làm sạch ít nhất một lần một năm, tuy nhiên, màn hình, bàn phím và vỏ ngoài cần được làm sạch thường xuyên hơn.
Các loại chất bẩn rất đa dạng, từ bụi bẩn thông thường cho đến tóc người, lông động vật, tàn thuốc lá. Những nhân tố này có thể gây hại cho màn hình, ảnh hưởng đến hoạt động của quạt laptop hay khiến bạn gặp trục trặc với các cổng I/O.
Bạn nên sử dụng những dụng cụ sau để vệ sinh máy tính xách tay: máy chứa không khí nén, tăm bông, dung dịch làm sạch, vải mềm để lau như vải bông.
Tuy nhiên, bạn nên hạn chế vệ sinh phần cứng bên trong. Lý do thứ nhất việc tháo lắp phần cứng khiến bạn không được bảo hành (nếu laptop còn hạn). Thứ hai, các phần cứng ít gặp bụi bẩn do nằm ở mặt dưới và được bao bọc cẩn thận. Lý do cuối cùng là phần cứng laptop là những thiết bị nhạy cảm, nếu không phải là dân chuyên nghiệp thì bạn nên lựa chọn việc đến các tiệm chuyên sửa chửa để thực hiện công việc vệ sinh.
Dưới đây là hướng dẫn làm sạch với các bộ phận cơ bản của laptop:
Lớp vỏ bên ngoài
Sử dụng một miếng vải ướt và mềm như một miếng vải bông cũ để vệ sinh vỏ. Không sử dụng vải có tính mài mòn và chất tẩy rửa mạnh. Không phun trực tiếp chất tẩy rửa lên vỏ mà phải phun gián tiếp lên miếng vải.
Các ống làm mát và quạt
Xác định ống làm mát bên trong laptop.
Mỗi laptop chạy sẽ sản sinh ra nhiệt, khi đó quạt tản nhiệt sẽ hoạt động. Khí được lưu thông qua các ống làm mát. Việc bụi tích tụ khiến dòng khí khó lưu thông, khiến cho nhiệt không được giải tỏa. Laptop sẽ quá nóng và ảnh hưởng đến hoạt động. Vì vậy, làm sạch các ống làm mát giúp máy tính hoạt động hiệu quả hơn.
Việc trước tiên bạn cần làm là xác định vị trí của các ống làm mát. Thông thường, chúng được phân bố ở hai bên cạnh, rìa và đáy laptop. Có một gợi ý để xác định, đo là các ống làm mát có màu đồng hoặc đen ở bên trong. Nhưng tốt hơn là bạn hãy đọc trong sách hướng dẫn về sơ đồ lắp ráp của máy.
Trước tiên là sử dụng chổi hoặc khăn để làm sạch bụi và sử dụng; ngoài ra còn sử dụng nhíp để gắp những vật cứng, vụn nhỏ. Sử dụng một chai nhựa chứa không khí nén để làm sạch các cửa thông gió.
Các cổng cắm In/Out
Các cổng I/O sẽ mất tiếp xuc nếu các có quá nhiều bụi.
Sau khi các cửa làm mát được làm sạch, các cổng cắm in/out là phần tiếp theo cần được quan tâm. Đây là nơi thường xuyên gặp phải vấn đề về lớn về tích trữ bụi bẩn do không được che đậy. Sử dụng tăm bông để lau phần lớn các chất bẩn đã tích lũy.
Bạn có thể dùng khí nén để thổi phần còn lại của chất bẩn. Tuy nhiên, phải cẩn thận để không thổi bụi vào các cổng cắm in/out.
Màn hình
Màn hình là thứ dễ bắt bụi và bẩn, việc vệ sinh cần cực kỳ cẩn thận.
Chú ý: Bạn không bao được dùng vải khô để lau chùi, bởi vì những hạt bụi bẩn sẽ làm xước bề mặt mành hình của bạn. Dùng khăn lau nhẹ lên màn hình máy tính, bạn có thể lau theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc của màn hình. Đối với những vùng có vết bẩn đặc biệt, bạn cần lau chùi một cách cẩn thận kỹ lưỡng.
Những điều nên tránh khi vệ sinh màn hình
Không được dùng dung dịch các loại nước rửa kính, xà phòng…bởi vì chúng có chứa những hoá chất gây hư hại cho màn hình của bạn. Đặc biệt tuyệt đối tránh sử dụng dung dịch lau chùi màn hình là: ammonia, acetone, toluene hoặc cồn êtylic.
Không phun xịt trực tiếp lên màn hình. Nếu bạn không có bình xịt, bạn có thể đổ dung dịch lên miếng vải mềm, miếng phải đó phải khô, không được nhúng nước ẩm ướt. Khi phun dung dịch nhớ tránh xa máy tính xách tay do chúng có thể bắn vào các khe hở gây hư hại cho máy.
Bạn tuyệt đối không sử dụng khăn, giấy, báo để vệ sinh vì chúng sẽ làm cho màn hình của bạn bị trầy xước. Không sử dụng nước máy để lau chùi, vì chúng có chứa các chất muối khoáng gây hư hại cho màn hình.
Không vệ sinh màn hình khi máy tính chưa hoàn toàn tắt, bởi vì khi màn hình tắt bạn sẽ dễ dàng nhận ra các vết bẩn và đặc biệt tránh bị giật điện.
Điều cuối cùng bạn cần nhớ là đừng nên đặt quá nhiều vật nặng lên màn hình trong quá trình vệ sinh, nó có thể làm màn hình của bạn bị hỏng vĩnh viễn.
Bàn phím
Việc tháo bàn phím cần cực kỳ cẩn thận.
Cách tốt nhất để giữ sạch bàn phím và ngăn các phím khỏi bị kẹt hoặc trục trặc là để thực phẩm và đồ uống tránh xa máy tính. Ngay cả khi không làm làm gì trực tiếp trên bàn phím, bạn nên giữ cho các đầu ngón tay, phần tiếp xúc trực tiếp với bàn phím được sạch sẽ. Sử dụng khí nén để thổi bụi bẩn. Tiếp theo, tìm hiểu những quyển sách hướng dẫn sử dụng nếu các phím có thể tháo ra để làm sạch.
Hãy chắc chắn rằng các phím sẽ được lắp lại đúng vị trí sau khi bạn làm sạch chúng. Cách tốt nhất là khi tháo ra, bạn sắp xếp các bàn phím đã gỡ ra theo đúng thứ tự. Bạn cần chú ý, dưới mỗi phím đều có miếng cao su nhỏ, bạn cần gỡ nó ra để tránh những bàn phím bật lung tung. Cũng đừng dùng lực quá sức khi tháo bàn phím. Cuối cùng, sử dụng tăm bông để làm sạch bên trong và xung quanh bàn phím.
Theo Thùy Liên (Đất Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét