Chu trình tư duy của trẻ không tự nhiên hình thành mà phải có sự hỗ trợ của người lớn.
Trong xã hội chúng ta hiện nay phổ biến một thành kiến cho rằng trò chơi điện tử nguy hiểm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của người chơi nói chung, và trẻ em nói riêng: ảnh hưởng đến mắt, có thể gây béo phì, đầu óc mất tập trung, học hành sa sút, gia tăng tính hung hãn, thu hẹp các mối quan tâm, làm nghèo nàn kinh nghiệm tình cảm và quan hệ xã hội, thậm chí gây nghiện… Tranh luận về được mất, hay dở, công tội của trò chơi điện tử có thể kéo dài bất tận. Trong khi báo chí, các phương tiện truyền thông chủ yếu lên án, tìm các biện pháp ngăn cấm, giới hạn thì các nhà chuyên môn, gồm các chuyên gia tâm lí, giáo dục, lại khá thận trọng khi phát biểu về lợi hại của trò chơi điện tử, và các phát biểu này không bao giờ là một chiều. Điều đáng nói nhất là bản thân những trò chơi này không tốt hay xấu, không có những tính chất có hại hay có lợi. Vấn đề nằm ở chỗ ai chơi và chơi như thế nào. Điều này tương tự như việc chúng ta nhà nào cũng cần có dao, có diêm (quẹt) và để trẻ không bị đứt tay, không làm cháy nhà, cha mẹ, người lớn cần phải dạy chúng cách sử dụng những công cụ này.
Với sự tiến bộ của công nghệ và những nghiên cứu về tác dụng giáo dục, tác dụng hỗ trợ quá trình học tập, nhiều nhà thiết kế game đã tận dụng được mặt hấp dẫn (về hình ảnh, âm thanh, tính động...), tận dụng yếu tố chơi để kết hợp với tác động giáo dục nhằm sáng tạo những trò chơi giúp trẻ học nhẹ nhàng, thú vị hơn. Trò chơi điện tử cho tuổi nhi đồng hầu hết là mang tính hỗ trợ phát triển kĩ năng và giải trí. Những trò chơi mang tính giáo dục này ngày càng trở nên phổ biến và là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp trẻ mở rộng vốn kinh nghiệm, tìm hiểu về thế giới xung quanh, phát triển các kĩ năng nhận thức. Có nhiều loại trò chơi được thiết kế riêng cho mục đích học tập. Đó là những trò chơi dạy trẻ các môn học riêng biệt như ngôn ngữ, toán, xây dựng quan hệ xã hội, tìm hiểu khoa học, giải quyết vấn đề, tư duy nhận xét, đánh giá, và bảo vệ môi trường.
Nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta có thể sử dụng những trò chơi điện tử để dạy trẻ em nhiều điều:
- Phát triển cơ tinh (các cơ nhỏ điều khiển những cử động đòi hỏi sự khéo léo) của bàn tay thông qua việc điều khiển chuột và bàn phím. Những thao tác khéo léo của bàn tay lại ảnh hưởng tốt đến hệ thần kinh trung ương. Trong khi chơi, trẻ tập phối hợp tín hiệu hình ảnh với các xung động cơ để phản xạ nhanh và chính xác khi điều khiển con trỏ. Nhờ đó, tốc độ phản xạ thị giác và phản xạ cơ đều được cải thiện, trí nhớ thị giác, khả năng suy luận, dự đoán đều được rèn luyện. Khi thao tác với chuột và quan sát hiệu ứng trên màn hình, trẻ tập luyện các cơ ngón tay, luyện tập phối hợp tay - mắt. Trẻ cũng học nhận biết ý nghĩa của một số biểu tượng trong các menu máy tính, học cách điều khiển các đối tượng trên màn hình.
- Nhiều trò chơi điện tử có tác dụng kích thích sự phát triển nhận thức, khuyến khích trẻ sáng tạo, tư duy phê phán; tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ tập đánh giá, phỏng đoán, giải quyết vấn đề, tưởng tượng, thiết kế, thúc đẩy quá trình làm quen với chữ số, chữ cái và các kỹ năng toán - logic. Nhờ sự kết hợp đa dạng giữa màu sắc, âm thanh, chuyển động, trò chơi tác động đồng thời đến nhiều giác quan do đó đạt được hiệu quả cao cả về mặt hấp dẫn lẫn hiệu quả luyện tập kĩ năng. Trò chơi tạo ra rất nhiều cơ hội để trẻ trực tiếp tự khám phá, tự phát hiện đúng - sai. Ví dụ: Kỹ năng đếm, nhận mặt chữ số, nhận mặt chữ cái, phân loại được lặp đi lặp lại trong các tình huống khác nhau nên trẻ có cảm giác được chơi các trò khác nhau nhưng kĩ năng thực hiện là một. Những kỹ năng nhận thức được hình thành theo cách này sẽ rất bền vững và trẻ có thể dễ dàng vận dụng chúng vào các hoàn cảnh, tình huống khác trong thực tế.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp. Nhu cầu khám phá trò chơi thúc đẩy trẻ giao tiếp, chỉ bảo nhau, chia sẻ các ý tưởng về cách thực hiện với nhau, cả về kỹ thuật chơi lẫn những hiểu biết cần thiết để chơi. Như vậy trẻ tự học lẫn nhau: trẻ chưa biết học từ trẻ biết rồi, trẻ biết điều này học được từ bạn mình điều khác, trẻ biết rồi củng cố lại hiểu biết và kỹ năng của mình khi chỉ lại cho bạn cách chơi.
- Phát triển cảm xúc và xây dựng quan hệ xã hội. Tham gia vào các trò chơi dưới dạng chơi nhóm trẻ học được các cách ứng xử như thoả thuận, nhường nhịn, cộng tác, phân công, chờ đợi đến lượt mình, tôn trọng quy định... Dần dần trẻ trở nên tự chủ, tự tin và độc lập trong việc khám phá các trò chơi mới, chủ động điều chỉnh hành vi của mình và của nhóm chơi, hoàn thiện kỹ năng làm việc trong nhóm.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng những ưu thế này của trò chơi điện tử chỉ có thể biến thành hiện thực khi người lớn chú ý quan sát trẻ chơi, kịp thời đánh giá các tình huống nảy sinh, khuyến khích các biểu hiện tích cực và ngăn chặn những hành vi tiêu cực. Thả mặc cho trẻ tự xoay xở với trò chơi trên máy hay yêu cầu trẻ nhất nhất tuân theo hướng dẫn cụ thể từng thao tác đều có thể dẫn đến kết quả không mong đợi. Cùng chơi với trẻ, người lớn mới giúp trẻ nhận ra các quy luật nhân quả, phương pháp giải quyết vấn đề bằng cách thử và sai để tìm đến kết quả đúng. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ thêm năng động trong các hoạt động khám phá, nên người lớn phải đặc biệt chú ý để kịp thời hỗ trợ, vì nếu trẻ chỉ thực hiện các thao tác chơi một cách máy móc, không để ý đến ý nghĩa của chúng thì trẻ cũng sẽ không hiểu được logic của trò chơi và như vậy trò chơi không đạt được mục đích học. Ví dụ: những trò chơi với các hình hình học không đơn giản chỉ là giúp trẻ nhận biết, gọi tên các hình hình học, mà còn giúp trẻ vận dụng các hình hình học ở các vị trí khác nhau để sáng tạo ra các mẫu thiết kế đa dạng. Hay những trò chơi yêu cầu trẻ sắp xếp đồ vật vào nhóm theo nhiều cách khác nhau (phân loại theo các thuộc tính khác nhau) không chỉ là nhằm tập luyện kỹ năng phân loại đơn giản mà còn tập cho trẻ nhìn nhận sự việc, sự vật dưới các góc cạnh khác nhau. Kỹ năng này được nâng cao thêm khi trẻ tập phân loại theo hai hoặc nhiều hơn hai thuộc tính. Đây chính là nền tảng của việc hình thành tư duy đa chiều, linh hoạt và sáng tạo.
Kinh nghiệm của các chuyên gia giáo dục Nhật Bản cho thấy khi chơi với các thiết bị đa phương tiện như máy tính thì trẻ thường phát triển theo chu trình như sau:
1. Trẻ NHÌN THẤY, XEM và thấy thích thú, bị lôi cuốn bởi hình ảnh, âm thanh sống động.
2. Trẻ thấy thích thú và nảy sinh động cơ BẮT CHƯỚC.
3. Khi ngồi vào chơi trẻ bắt đầu thực hiện “thử và sai” – nảy sinh nhu cầu SUY NGHĨ (TƯ DUY).
4. Khi thực hiện được, trẻ nảy sinh nhu cầu trao đổi với bạn, với người chơi khác, THỂ HIỆN ý tưởng và suy nghĩ của mình, giải thích những ý đồ và sản phẩm sáng tạo.
5. Kể về những điều mình học được cho người khác sẽ giúp trẻ củng cố và PHÁT TRIỂN tiếp tục những hiểu biết cũng như kỹ năng của mình.
6. Ở mức độ phát triển mới trẻ lại thấy thích thú với những hiện tượng mới, nảy sinh những thắc mắc mới, và cứ thế một chu trình mới lại bắt đầu, nhưng ở mức cao hơn.
Tuy nhiên để đạt được chu trình phát triển này, các nhà giáo dục Nhật bản cũng nhấn mạnh đến vai trò của người lớn và mối quan hệ giữa trẻ với người lớn xung quanh khi trẻ chơi với máy tính. Chu trình tư duy nêu trên không tự nhiên hình thành mà phải có sự hỗ trợ của người lớn. Nếu để trẻ tự chơi tự do, rất có thể trò chơi của trẻ chỉ giới hạn ở mức độ là trẻ biết làm theo các chỉ dẫn của máy. Do đó, việc trao đổi, thảo luận về những điều trẻ phát hiện ra, tạo ra môi trường giúp trẻ ứng dụng những điều đó vào các tình huống học và chơi hàng ngày là rất quan trọng và cần thiết. Đồng thời cũng cần hiểu rõ đặc điểm quá trình phát triển và quá trình tư duy của trẻ, bao gồm cả năng lực học khái niệm mới, và năng lực sáng tạo (tức là sử dụng các khái niệm đã học được để sáng tạo và đổi mới) để lựa chọn những trò chơi cân bằng giữa mục đích giải trí với mục đích giáo dục, bảo đảm tính hấp dẫn nhưng vẫn bảo đảm tính mới, tính phát triển, để chơi game là một hoạt động bổ ích – vừa giải trí vừa học một cách thú vị.
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Thạc sĩ Giáo dục Học
Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/pcworld/magazine_gm.asp?t=mzdetail&atcl_id=5F5E5D5856595B
25/1/10
19/1/10
Baidu.com bị tấn công
Nhóm đã đánh sập Twitter.com hồi tháng 12/2009 khẳng định lại có thêm một nạn nhân khác: công cụ tìm kiếm (CCTK) lớn nhất Trung Quốc là Baidu.com.
Theo Nhân dân Nhật báo và nhiều website khác, Baidu.com bị offline vào cuối ngày 11/1/2010 sau khi hiển thị bức ảnh mang dòng chữ "This site has been hacked by Iranian Cyber Army" (website này đã bị ICA tấn công). Chiếm hơn một nửa thị trường tìm kiếm Internet Trung Quốc, Baidu là CCTK được sử dụng nhiều nhất ở quốc gia này.
ICA (Iranian Cyber Army) không được biết tới nhiều trước khi họ tấn công Twitter hôm 18/12/2009. Những nhóm tin tặc như thế này luôn phá hoại các website nhưng rất hiếm khi đánh sập một website được sử sụng rộng rãi như Twitter hay Baidu.com.
Theo nhiều chuyên gia bảo mật, các bản ghi DNS của Baidu dường như là đã bị xáo trộn. Hôm 11/1/2010, công ty sử dụng các máy chủ DNS thuộc HostGator, một ISP ở Florida (Mỹ) thay vì những máy chủ DNS mà Baidu.com thường sử dụng.
Vụ tấn công Baidu.com sử dụng kỹ thuật giống như vụ tấn công Twitter hôm 18/12/2009, làm Twitter ngừng hoạt động hơn 1 giờ. Register.com, nhà đăng ký DNS của Baidu vẫn chưa có bất kỳ bình luận gì.
nguồn: http://www.pcworld.com.vn/pcworld/pconline.asp?t=pcolarticle&arid=18147
Chương trình chống virus miễn phí có đủ sức bảo vệ?
Bên cạnh các phần mềm chống virus, worm, malware trả phí, một số công ty còn hỗ trợ người dùng máy tính các phần mềm chống virus miễn phí.
Với phần mềm chống virus miễn phí, các công ty sẽ có cơ hội quảng bá, “lôi kéo” thêm nhiều khách hàng sử dụng bản trả phí, khi mà họ thấy khả năng bảo vệ hiệu quả từ bản “cho không” này. Về phía người dùng, họ có nhiều lựa chọn hơn trong việc bảo vệ máy tính của mình.
Nhóm thử nghiệm PC World Mỹ đã phối hợp cùng AV-Test.org của Đức (gọi tắt là NTN) để tiến hành thử nghiệm, đánh giá một số phần mềm chống virus miễn phí Avira, Alwil (Avast), AVG, Microsoft Security Essential, PCTools, Comodo. AV-Test.org đã cho từng chương trình đương đầu với “zoo” - tập dữ liệu có hàng trăm ngàn virus, trojan horse, bot và các dạng malware khác đã được nhận dạng – để đánh giá khả năng phát hiện virus và tốc độ quét, dò tìm (scan). Ngoài ra, NTN còn dùng dữ liệu nhận dạng chưa được cập nhật cách 2-4 tuần so với thời điểm tiến hành thử nghiệm để kiểm tra khả năng phát hiện, ngăn chặn malware mới, chưa biết thông qua khả năng phỏng đoán (heuristic detection) dựa trên việc xem xét, phân tích hành vi, những điểm chung với các malware đã được nhận dạng trước đó. Bạn có thể xem thêm định nghĩa về virus, worm, malware, trojan horse, rootkit tại ID: A0908_149, thông tin về heuristic detection và một số phần mềm chống virus có phí tại ID: A0706_110.
Ngoài các phần mềm chống virus trên, NTN còn tiến hành kiểm tra đánh giá - nhưng không xếp hạng - các chương trình chống virus khác như: Panda Cloud Antivirus, ClamWin và tính năng bổ sung thêm PC Tools Threatfire.
Avira AntiVir Personal
Avira AntiVir Personal xuất sắc trong việc phát hiện (detection), loại bỏ malware (disinfection) và có tốc độ quét đứng hàng đầu. Tuy nhiên, giao diện chương trình còn có thể cải tiến tốt hơn và bạn phải chiụ đựng các quảng cáo “pop-up”.
Kết quả kiểm tra cho thấy, khả năng phát hiện malware tổng quát của AntiVir đạt 98,8%, đây là kết quả tốt nhất so với các phần mềm khác trong bảng so sánh (chương trình Panda không nằm trong bảng đánh giá này). AntiVir cũng đứng đầu trong các bài kiểm tra về khả năng phòng chống tích cực (proactive – protection) khi dùng dữ liệu nhận dạng cách 2 và 4 tuần, phát hiện malware mới, chưa biết đạt tương ứng là 52,7% và 45,5%.
Khả năng loại bỏ malware hoạt động rất tốt. AntiVir tìm và đánh bật tất cả rootkit và các loại malware lây nhiễm khác, nhưng (cũng như các phần mềm miễn phí khác) nó hay bỏ sót tàn dư do malware tạo ra, chẳng hạn các thay đổi Registry vô hại.
Avira là công cụ quét malware không những triệt để nhất mà còn nhanh nhất. Tốc độ quét của nó tỏa sáng ở cả 2 chế độ quét theo yêu cầu (on-demand scan) và quét theo truy cập (on-access scan). Trong đó, On-demand scan: chương trình quét theo lịch biểu hoặc bạn chủ động nhấn nút “start” để yêu cầu chương trình thực hiện việc quét; On-access scan: khi bạn sao chép tập tin, chương trình sẽ tự động chạy và quét tập tin mà bạn sao chép.
Nếu giao diện của AntiVir tương xứng với khả năng chống malware của nó thì không còn gì bằng. Các quảng cáo về khả năng chống cướp ID trả phí của Avira làm người dùng khó chịu, và giao diện của nó dường như phù hợp hơn cho người dùng am hiểu kỹ thuật.
Tương tự, tính năng thông báo dạng bật cửa sổ (pop-up) của Avira đưa ra quá nhiều lựa chọn và thường khó hiểu đối với người dùng bình thường. Một trong những tùy chọn mặc định của nó là “từ chối truy cập” nhưng tùy chọn này có thể để lại malware đã phát hiện trong máy tính của bạn. Bạn sẽ luôn nhận các cảnh báo cho đến khi bạn xóa hoặc cô lập (quarantine) các malware này (bạn có thể đổi tên hay bỏ qua tập tin).
Tuy Avira có giao diện không thân thiện nhưng nó lại là lựa chọn tốt cho người dùng am hiểu kỹ thuật. Nếu bạn sẵn lòng chấp nhận vài vấn đề khó chịu về giao diện và các pop-up quảng cáo lặp lại, thì đây là một chương trình chống malware miễn phí tốt nhất.
Alwil Avast Antivirus Home Edition
Avast Antivirus Home Edition, được phát triển tại cộng hòa Czech, có khả năng phát hiện malware và tốc độ quét nhanh, hai tính năng này đã giúp chương trình được xếp vào vị trí thứ 2. Tuy nhiên giao diện có dáng vẻ “cục mịch” của nó cần được cải thiện thêm.
Trong bài kiểm tra phát hiện malware của AV-Test.org, chương trình đã chặn thành công gần ½ triệu tập tin trong tập dữ liệu “zoo”, đạt 98,2%. Tuy nhiên điều này chưa đủ để Avast đứng đầu bảng trên Avira và so với chương trình không được xếp hạng như Panda Cloud Antivirus, nhưng Avast vẫn là một trong những chương trình chống malware tốt. Avast thực thi không tốt lắm và chỉ đứng thứ 4 trong bài kiểm tra proactive-detection, đạt 46,1% (với dữ liệu nhận dạng cách 2 tuần) và 41% (cho dữ liệu nhận dạng cách 4 tuần).
Chương trình hoạt động khá nhanh ở cả 2 chế độ quét on-demand và on-access, được xếp thứ 2 về khả năng quét; nó chỉ bị một lỗi sai khi gán nhãn phần mềm vô hại là phần mềm độc hại.
Khả năng loại bỏ malware của Avast tương đương với các chương trình đứng đầu ở cùng tính năng này (Avira và Microsoft), nó loại bỏ đến 90% rootkit trong thử nghiệm. Tuy nhiên, cả 3 ứng dụng đều hay bỏ sót “rác” trong Registry và không thể khôi phục toàn bộ các thay đổi do malware gây ra.
Tuy tính năng chặn và loại bỏ malware khá tốt nhưng giao diện của Avast lại yếu về khả năng tương tác với người dùng. Vẻ ngoài khá lỗi thời, mỗi tính năng (quét, kiểm tra tình trạng, thiết lập thông số…) là một giao diện; giao diện quét trông như một chương trình chơi nhạc.
Để sử dụng Avast miễn phí thì trong vòng 60 ngày kể từ khi cài đặt, bạn phải đăng ký để nhận khóa bản quyền. Avast là một trong những chương trình có tính năng quét luồng dữ liệu truy cập web để phát hiện malware và quét luồng email khá tốt (AVG Link Scanner có khả năng quét luồng web để phát hiện tấn công do malware chứ không phải quét malware).
Avast đủ tốt để bảo vệ máy tính, nếu bạn sẵn lòng chấp nhận giao diện nghèo nàn của nó (và một ít quảng cáo), nếu không, bạn có thể chọn chương trình đứng đầu Avira.
Panda Cloud Antivirus dò tìm virus dựa trên “nền tảng đám mây”
Panda Cloud Antivirus được NTN đánh giá là ứng dụng tốt nhất trong việc chặn các malware đã được nhận diện, nhưng tốc độ scan lại trái ngược. Tại thời điểm viết bài này, việc cài đặt ứng dụng khá dễ dàng, tuy nhiên Panda vẫn cần bổ sung thêm các tính năng, cũng như “vá” một số lỗi.
Bằng việc tận dụng sức mạnh xử lý của máy tính, cùng kỹ thuật dò tìm virus dựa trên “nền tảng đám mây”, Panda gửi dữ liệu các malware tiềm ẩn đến máy chủ của nó để phân tích. Qua cuộc thử nghiệm, Panda tạo ấn tượng khá tốt với khả năng phát hiện malware đạt 99,4%. Tuy nhiên, ứng dụng dụng không đạt kết quả tốt trong bài kiểm tra pro-active, cũng tương tự với các bài kiểm tra quét on-access. Panda cho thấy một số vấn đề cần khắc phục chẳng hạn chỉ để khóa truy cập và scan tức thì (immediate scan) các chương trình chuẩn bị chạy, Panda Cloud Antivirus đã phải dùng đến kỹ thuật dò tìm đa lớp (multitiered scanning) hay với các tập tin tải về, Panda Cloud Antivirus không thực hiện khóa tập tin trước khi scan.
Ở chế độ quét on-demand, tốc độ đạt trung bình, ứng dụng chỉ được xếp hạng 4. Panda Cloud Antivirus loại bỏ tốt các malware đang hiện diện và phát hiện được tất cả 10 mẫu kiểm tra, nhưng ứng dụng để lọt một malware lây nhiễm và thất bại trong việc loại bỏ các tàn dư của malware trong Registry
Tuy vậy, với khả năng phát hiện malware tốt, ứng dụng xứng đáng cho bạn để mắt đến.
AVG 8.5 Free
AVG 8.5 Free có giao diện đơn giản, đẹp mắt nhưng khả năng phát hiện malware và trình diễn không ổn định đã kéo nó xuống hạng 3.
Khả năng phát hiện malware trong bài kiểm tra với tập dữ liệu “zoo” đạt 95,8%. Kết quả này cũng cao, nhưng vẫn thấp hơn so với các chương trình đứng đầu về khả năng này như Avira, Panda. Điều cản trở AVG có vị trí cao hơn là khả năng phát hiện “Trojan horse” của nó chỉ đạt 95,3%; với các loại malware thông dụng khác, chẳng hạn phát hiện spyware cướp mật khẩu tài khoản, AVG cũng chỉ đạt mức khiêm tốn 88,8%.
Tính năng pro-active detection của AVG và tốc độ quét chỉ đạt mức trung bình. Phần mềm đứng thứ 3 trong bài kiểm tra khả năng chặn malware mới và chưa biết. Nó cũng có cùng thứ hạng như vậy trong bài đánh giá tốc độ quét on-access, nếu lập sẵn lịch quét thì bạn không cần quan tâm về tốc độ quét on-demand.
Trong một thử nghiệm, AVG phát hiện và loại bỏ tất cả 10 malware lây nhiễm. Nó cũng hay bỏ sót tàn dư do malware tạo ra chẳng hạn các thay đổi trong Registry, truy cập Task Manager, nhưng đây đều là khiếm khuyết chung của tất cả các phần mềm chống virus miễn phí. AVG cũng chỉ bị một lỗi đánh nhãn sai.
Tính năng LinkScanner sẽ cố phát hiện và chặn tấn công khi bạn lướt web và nó cung cấp cho bạn thông tin an toàn về trang web trên kết quả tìm kiếm (bạn có thể tải tính năng LinkScanner tại find.pcworld.com/63505).
Chương trình cũng có thể quét email, vốn chỉ có trong Avast và ClamWin. AVG cung cấp thêm cho bạn thanh công cụ (toolbar) với các tùy chọn tìm kiếm, nhưng tính năng này không có thêm tác dụng bảo vệ nào cả, bạn có thể bỏ qua thanh công cụ này trong quá trình cài đặt. Các thiết lập mặc định của chương trình đủ bảo vệ bạn, ngoại trừ tính năng quét hằng ngày vào buổi trưa. Bạn có thể chọn thời gian khác trong quá trình cài đặt, thông qua trình hỗ trợ cài đặt installation wizard, nhưng để thay đổi lịch quét theo tuần bạn sẽ phải tùy chỉnh thiết lập này sau khi cài đặt.
Bên dưới cửa sổ chính của chương trình là một thông tin quảng cáo về sản phẩm trả phí của AVG, đôi khi cũng xuất hiện một pop-up quảng cáo. Giao diện gọn gàng, đơn giản đủ để bạn sử dụng hằng ngày.
AVG 8.5 Free tổng thể là một chương trình chống virus tốt, nhưng chỉ đứng thứ 2 về khả năng phát hiện malware nên có thể làm bạn nghĩ đến chương trình chống malware tốt hơn.
ClamWin – Mã nguồn mở
ClamWin không chỉ là chương trình chống virus miễn phí mà còn là chương trình mã nguồn mở. Nhưng khả năng chặn malware của ClamWin không được tốt.
ClamWin không có khả năng bảo vệ thời gian thực cũng như kiểm tra tập tin dạng on-access. Chương trình chỉ có khả năng on-demand scan. ClamWin bỏ sót hơn nửa số mẫu “zoo” trong bài thử nghiệm của AV-Test.org. Với những malware ăn cắp mật khẩu ngân hàng trực tuyến (online-banking password), ClamWin gần như bất lực. Kiểm tra với dữ liệu nhận dạng cách 2 tuần, ClamWin cũng không làm NTN hài lòng. Ngoài ra, chương trình còn vấp phải vô số lỗi false position (xác định sai phần mềm vô hại). Tốc độ scan chậm và khả năng loại bỏ tập tin nhiễm virus khá kém, trong 10 tập tin đã nhiễm, ClamWin chỉ phát hiện 6 tập tin và chỉ loại bỏ được 5. Chương trình phát hiện khá tốt tất cả 10 rootkit hoạt động – nhưng chỉ có thể loại bỏ được 4.
ClamWin thêm tùy chọn nhấn phải chuột để quét một tập tin cụ thể - nhưng khá chậm.
Qua cuộc kiểm tra, NTN khuyên bạn tốt hơn nên sử dụng chương trình scan virus trực tuyến trên mạng như BitDefender, F-Secure, và tránh dùng các chương trình chống virus nguồn mở như ClamWin.
Microsoft Security Essentials
NTN tiến hành thử nghiệm bản Microsoft Security Essentials beta. Kết quả cho thấy chương trình phát hiện malware, phòng chống proactive khá tốt. Điểm hạn chế chính của công cụ là tốc độ quét chậm.
Vì Microsoft cho biết công cụ này có các tính năng hoàn chỉnh và chỉ còn một số thay đổi nhỏ, NTN đã quyết định kiểm tra và đánh giá nó cùng với các ứng dụng khác, mặc dù nó sẽ có những thay đổi trước khi phiên bản chính thức ra mắt vào cuối năm nay.
NTN hy vọng sẽ có những thay đổi liên quan đến tốc độ quét. Trong bài kiểm tra quét on-access, Microsoft Security Essentials beta quét chậm nhất so với các chương trình khác. Tính năng Dynamic Signature Service có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi Microsoft Security Essentials phát hiện tập tin nghi ngờ, không nằm trong danh sách malware đã nhận dạng, nó sẽ liên hệ với các máy chủ Microsoft để phân tích sâu hơn. Tính năng này tuy giúp việc bảo vệ hiệu quả hơn, nhưng nó dễ làm trì hoãn hệ thống nếu như Microsoft Security Essentials chờ thông tin phản hồi từ các máy chủ.
Khả năng phát hiện và chặn malware của Microsoft Security Essentials không tốt cũng không kém. Mức phát hiện tổng quát đạt 97,8%, xếp thứ 4. Trong khi đó khả năng phòng chống pro-active khá tốt, với dữ liệu nhận dạng cách 2 và 4 tuần, đạt 52% và 43,8%, chỉ xếp thứ 2 sau Avira.
Chương trình của Microsoft không bị lỗi nhận dạng sai, và nó ghi điểm gần như tuyệt đối ở khả năng phát hiện và loại bỏ rootkit và malware lây nhiễm. Nó phát hiện và loại bỏ các lây nhiễm, tuy vẫn bỏ sót tàn dư do malware tạo ra trong Registry và những khu vực khác (khiếm khuyết chung của các phần mềm chống virus miễn phí).
Microsoft Security Essentials beta có giao diện thân thiện, đơn giản dễ dùng và có các thiết lập mặc định hợp lý. Các pop-up của nó đưa ra cho bạn kết quả nhanh chóng, thông tin chi tiết. Nếu Microsoft có thể cải thiện khả năng phát hiện và tốc độ quét trước khi ra mắt phiên bản hoàn chỉnh, thì Microsoft Security Essentials có thể trở thành một đối thủ đáng gờm trên thị trường phần mềm chống virus.
Không phải mọi thứ đều miễn phí
Tuy các chương trình chống virus cho bạn một số lợi ích, nhưng chúng không có đầy đủ tính năng, sự hỗ trợ như một chương trình chống virus trả phí.
Khi có sự cố, hỏng hóc, phá hủy do virus gây ra, bạn sẽ không thể gọi ai để hỗ trợ. Hầu hết các ứng dụng miễn phí chỉ hỗ trợ trên các forum trực tuyến, mặc dù Avast hỗ trợ qua email (và Microsoft cũng có kế hoạch hỗ trợ tương tự Avast khi Security Essentials phát hành) nhưng người dùng cũng phải đăng ký thẻ hỗ trợ trực tuyến. AVG thì cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua điện thoại trả phí, nhưng với mức phí 50USD (900,000đ)/cuộc gọi thì tính ra mắc hơn cả chương trình chống virus trả phí. Nếu bạn có khả năng tự nghiên cứu và khắc phục sự cố, hãy thử truy cập vào các trang như Wilders Security Forums (www.wilderssecurity.com), nhưng cũng đừng mong đợi sẽ gặp được ai đó để trao đổi, giúp đỡ khắc phục sự cố cho chương trình chống virus miễn phí.
Ngoài Microsoft và Panda tools cho phép kiểm tra cơ sở dữ liệu virus trực tuyến, thì các chương trình miễn phí khác ít cập nhật thường xuyên dữ liệu nhận dạng virus hơn so với phiên bản trả phí.
Tuy là sản phẩm của một công ty, nhưng tiện ích miễn phí thường có ít tuỳ chọn hơn so với tiện ích trả phí. Ví dụ, chương trình chống virus trả phí của Avira có thể scan lưu lượng http (http traffic) để bắt malware web trước khi chúng tấn công vào đĩa cứng, nhưng với bản miễn phí thì không có tính năng này.
Cuối cùng, một số chương trình miễn phí cho bạn các tính năng không cần thiết. Chương trình AVG và Comodo cài đặt thanh công cụ lên trình duyệt web (bạn có thể tùy chọn bỏ việc cài đặt thanh công cụ này), và nhiều chương trình miễn phí thường xuất hiện các quảng cáo thúc giục bạn mua bản trả phí.
Mặc dù vậy, chương trình chống virus miễn phí cũng đủ sức bảo vệ bạn và có thể giúp bạn tiết kiệm được tối thiểu 30USD (540.000 đ)/năm.
PC Tool Antivirus Free Edition
PC Tool Antivirus Free Edition khá kém trong việc đảm bảo an toàn cho máy tính chủ yếu vì nó vẫn theo cách phân loại lạc hậu giữa spyware và các dạng khác nhau của malware.
Trong thời kỳ mà những nguy cơ bảo mật hết sức đa dạng, nguy hiểm thì hầu hết các nhà cung cấp giải pháp bảo mật đều cho rằng việc gán nhãn như trojan horse, spyware không quan trọng bằng ý tưởng phải ngăn những thứ hiểu độc khỏi máy tính cá nhân... Mặc khác, ngày nay, tất cả các chương trình nguy hiểm đều được xếp chung là malware.
Tuy nhiên, PC Tools nói rằng chương trình miễn phí này sẽ không phát hiện những thứ được xem là spyware (một điểm quan trọng như vậy lại không được nhấn mạnh trên trang web của hãng). Và giới hạn này cũng là nguyên nhân lý giải vì sao kết quả chặn và phát hiện malware khá tệ. Ứng dụng để lọt lưới hơn nửa số malware trong bài kiểm tra.
Mặc dù mục đích của ứng dụng là bảo vệ chống Trojan horse, loại malware khá thông dụng, nhưng nó cũng chỉ đạt 46% trong bài kiểm tra của AV-Test.org. Khả năng phát hiện sâu có tốt hơn, đạt 83% nhưng vẫn không thể so sánh với Avira.
Sẽ không quá ngạc nhiên khi PC Tools thực thi kém trong bài kiểm tra heuristic, với dữ liệu nhận dạng cách 2 và 4 tuần, kết quả chỉ đạt 33% và 36%. Khả năng phát hiện và loại bỏ lây nhiễm cho kết quả tốt, bỏ sót 1 trên 10 số mẫu kiểm tra nhưng hầu hết ứng dụng khác loại bỏ hoàn toàn.
Việc cài đặt chương trình khá trơn tru, PC Tools không có lịch quét mặc định cũng như không có tính năng tự động cập nhật. Phần miền sẽ thông báo một lần/ngày khi có bản cập nhật malware mới, để nó có thể cập nhật, bạn sẽ cần bật tính năng Smart Update.
Tóm lại, không có lý do gì để bạn chọn PC Tools Antivirus trong khi các ứng dụng miễn phí khác đảm bảo an toàn PC cho bạn hơn. May mắn thay, vớt vát cho sự kém cỏi của chương trình Antivirus, hãng có tiện ích Threat-fire phân tích theo hành vi khá hay.
Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/pcworld/magazine_a.asp?t=mzdetail&atcl_id=5F5E5D58565D5F
Với phần mềm chống virus miễn phí, các công ty sẽ có cơ hội quảng bá, “lôi kéo” thêm nhiều khách hàng sử dụng bản trả phí, khi mà họ thấy khả năng bảo vệ hiệu quả từ bản “cho không” này. Về phía người dùng, họ có nhiều lựa chọn hơn trong việc bảo vệ máy tính của mình.
Nhóm thử nghiệm PC World Mỹ đã phối hợp cùng AV-Test.org của Đức (gọi tắt là NTN) để tiến hành thử nghiệm, đánh giá một số phần mềm chống virus miễn phí Avira, Alwil (Avast), AVG, Microsoft Security Essential, PCTools, Comodo. AV-Test.org đã cho từng chương trình đương đầu với “zoo” - tập dữ liệu có hàng trăm ngàn virus, trojan horse, bot và các dạng malware khác đã được nhận dạng – để đánh giá khả năng phát hiện virus và tốc độ quét, dò tìm (scan). Ngoài ra, NTN còn dùng dữ liệu nhận dạng chưa được cập nhật cách 2-4 tuần so với thời điểm tiến hành thử nghiệm để kiểm tra khả năng phát hiện, ngăn chặn malware mới, chưa biết thông qua khả năng phỏng đoán (heuristic detection) dựa trên việc xem xét, phân tích hành vi, những điểm chung với các malware đã được nhận dạng trước đó. Bạn có thể xem thêm định nghĩa về virus, worm, malware, trojan horse, rootkit tại ID: A0908_149, thông tin về heuristic detection và một số phần mềm chống virus có phí tại ID: A0706_110.
Ngoài các phần mềm chống virus trên, NTN còn tiến hành kiểm tra đánh giá - nhưng không xếp hạng - các chương trình chống virus khác như: Panda Cloud Antivirus, ClamWin và tính năng bổ sung thêm PC Tools Threatfire.
Avira AntiVir Personal
Avira AntiVir Personal xuất sắc trong việc phát hiện (detection), loại bỏ malware (disinfection) và có tốc độ quét đứng hàng đầu. Tuy nhiên, giao diện chương trình còn có thể cải tiến tốt hơn và bạn phải chiụ đựng các quảng cáo “pop-up”.
Kết quả kiểm tra cho thấy, khả năng phát hiện malware tổng quát của AntiVir đạt 98,8%, đây là kết quả tốt nhất so với các phần mềm khác trong bảng so sánh (chương trình Panda không nằm trong bảng đánh giá này). AntiVir cũng đứng đầu trong các bài kiểm tra về khả năng phòng chống tích cực (proactive – protection) khi dùng dữ liệu nhận dạng cách 2 và 4 tuần, phát hiện malware mới, chưa biết đạt tương ứng là 52,7% và 45,5%.
Khả năng loại bỏ malware hoạt động rất tốt. AntiVir tìm và đánh bật tất cả rootkit và các loại malware lây nhiễm khác, nhưng (cũng như các phần mềm miễn phí khác) nó hay bỏ sót tàn dư do malware tạo ra, chẳng hạn các thay đổi Registry vô hại.
Avira là công cụ quét malware không những triệt để nhất mà còn nhanh nhất. Tốc độ quét của nó tỏa sáng ở cả 2 chế độ quét theo yêu cầu (on-demand scan) và quét theo truy cập (on-access scan). Trong đó, On-demand scan: chương trình quét theo lịch biểu hoặc bạn chủ động nhấn nút “start” để yêu cầu chương trình thực hiện việc quét; On-access scan: khi bạn sao chép tập tin, chương trình sẽ tự động chạy và quét tập tin mà bạn sao chép.
Nếu giao diện của AntiVir tương xứng với khả năng chống malware của nó thì không còn gì bằng. Các quảng cáo về khả năng chống cướp ID trả phí của Avira làm người dùng khó chịu, và giao diện của nó dường như phù hợp hơn cho người dùng am hiểu kỹ thuật.
Tương tự, tính năng thông báo dạng bật cửa sổ (pop-up) của Avira đưa ra quá nhiều lựa chọn và thường khó hiểu đối với người dùng bình thường. Một trong những tùy chọn mặc định của nó là “từ chối truy cập” nhưng tùy chọn này có thể để lại malware đã phát hiện trong máy tính của bạn. Bạn sẽ luôn nhận các cảnh báo cho đến khi bạn xóa hoặc cô lập (quarantine) các malware này (bạn có thể đổi tên hay bỏ qua tập tin).
Tuy Avira có giao diện không thân thiện nhưng nó lại là lựa chọn tốt cho người dùng am hiểu kỹ thuật. Nếu bạn sẵn lòng chấp nhận vài vấn đề khó chịu về giao diện và các pop-up quảng cáo lặp lại, thì đây là một chương trình chống malware miễn phí tốt nhất.
Alwil Avast Antivirus Home Edition
Avast Antivirus Home Edition, được phát triển tại cộng hòa Czech, có khả năng phát hiện malware và tốc độ quét nhanh, hai tính năng này đã giúp chương trình được xếp vào vị trí thứ 2. Tuy nhiên giao diện có dáng vẻ “cục mịch” của nó cần được cải thiện thêm.
Trong bài kiểm tra phát hiện malware của AV-Test.org, chương trình đã chặn thành công gần ½ triệu tập tin trong tập dữ liệu “zoo”, đạt 98,2%. Tuy nhiên điều này chưa đủ để Avast đứng đầu bảng trên Avira và so với chương trình không được xếp hạng như Panda Cloud Antivirus, nhưng Avast vẫn là một trong những chương trình chống malware tốt. Avast thực thi không tốt lắm và chỉ đứng thứ 4 trong bài kiểm tra proactive-detection, đạt 46,1% (với dữ liệu nhận dạng cách 2 tuần) và 41% (cho dữ liệu nhận dạng cách 4 tuần).
Chương trình hoạt động khá nhanh ở cả 2 chế độ quét on-demand và on-access, được xếp thứ 2 về khả năng quét; nó chỉ bị một lỗi sai khi gán nhãn phần mềm vô hại là phần mềm độc hại.
Khả năng loại bỏ malware của Avast tương đương với các chương trình đứng đầu ở cùng tính năng này (Avira và Microsoft), nó loại bỏ đến 90% rootkit trong thử nghiệm. Tuy nhiên, cả 3 ứng dụng đều hay bỏ sót “rác” trong Registry và không thể khôi phục toàn bộ các thay đổi do malware gây ra.
Tuy tính năng chặn và loại bỏ malware khá tốt nhưng giao diện của Avast lại yếu về khả năng tương tác với người dùng. Vẻ ngoài khá lỗi thời, mỗi tính năng (quét, kiểm tra tình trạng, thiết lập thông số…) là một giao diện; giao diện quét trông như một chương trình chơi nhạc.
Để sử dụng Avast miễn phí thì trong vòng 60 ngày kể từ khi cài đặt, bạn phải đăng ký để nhận khóa bản quyền. Avast là một trong những chương trình có tính năng quét luồng dữ liệu truy cập web để phát hiện malware và quét luồng email khá tốt (AVG Link Scanner có khả năng quét luồng web để phát hiện tấn công do malware chứ không phải quét malware).
Avast đủ tốt để bảo vệ máy tính, nếu bạn sẵn lòng chấp nhận giao diện nghèo nàn của nó (và một ít quảng cáo), nếu không, bạn có thể chọn chương trình đứng đầu Avira.
Panda Cloud Antivirus dò tìm virus dựa trên “nền tảng đám mây”
Panda Cloud Antivirus được NTN đánh giá là ứng dụng tốt nhất trong việc chặn các malware đã được nhận diện, nhưng tốc độ scan lại trái ngược. Tại thời điểm viết bài này, việc cài đặt ứng dụng khá dễ dàng, tuy nhiên Panda vẫn cần bổ sung thêm các tính năng, cũng như “vá” một số lỗi.
Bằng việc tận dụng sức mạnh xử lý của máy tính, cùng kỹ thuật dò tìm virus dựa trên “nền tảng đám mây”, Panda gửi dữ liệu các malware tiềm ẩn đến máy chủ của nó để phân tích. Qua cuộc thử nghiệm, Panda tạo ấn tượng khá tốt với khả năng phát hiện malware đạt 99,4%. Tuy nhiên, ứng dụng dụng không đạt kết quả tốt trong bài kiểm tra pro-active, cũng tương tự với các bài kiểm tra quét on-access. Panda cho thấy một số vấn đề cần khắc phục chẳng hạn chỉ để khóa truy cập và scan tức thì (immediate scan) các chương trình chuẩn bị chạy, Panda Cloud Antivirus đã phải dùng đến kỹ thuật dò tìm đa lớp (multitiered scanning) hay với các tập tin tải về, Panda Cloud Antivirus không thực hiện khóa tập tin trước khi scan.
Ở chế độ quét on-demand, tốc độ đạt trung bình, ứng dụng chỉ được xếp hạng 4. Panda Cloud Antivirus loại bỏ tốt các malware đang hiện diện và phát hiện được tất cả 10 mẫu kiểm tra, nhưng ứng dụng để lọt một malware lây nhiễm và thất bại trong việc loại bỏ các tàn dư của malware trong Registry
Tuy vậy, với khả năng phát hiện malware tốt, ứng dụng xứng đáng cho bạn để mắt đến.
AVG 8.5 Free
AVG 8.5 Free có giao diện đơn giản, đẹp mắt nhưng khả năng phát hiện malware và trình diễn không ổn định đã kéo nó xuống hạng 3.
Khả năng phát hiện malware trong bài kiểm tra với tập dữ liệu “zoo” đạt 95,8%. Kết quả này cũng cao, nhưng vẫn thấp hơn so với các chương trình đứng đầu về khả năng này như Avira, Panda. Điều cản trở AVG có vị trí cao hơn là khả năng phát hiện “Trojan horse” của nó chỉ đạt 95,3%; với các loại malware thông dụng khác, chẳng hạn phát hiện spyware cướp mật khẩu tài khoản, AVG cũng chỉ đạt mức khiêm tốn 88,8%.
Tính năng pro-active detection của AVG và tốc độ quét chỉ đạt mức trung bình. Phần mềm đứng thứ 3 trong bài kiểm tra khả năng chặn malware mới và chưa biết. Nó cũng có cùng thứ hạng như vậy trong bài đánh giá tốc độ quét on-access, nếu lập sẵn lịch quét thì bạn không cần quan tâm về tốc độ quét on-demand.
Trong một thử nghiệm, AVG phát hiện và loại bỏ tất cả 10 malware lây nhiễm. Nó cũng hay bỏ sót tàn dư do malware tạo ra chẳng hạn các thay đổi trong Registry, truy cập Task Manager, nhưng đây đều là khiếm khuyết chung của tất cả các phần mềm chống virus miễn phí. AVG cũng chỉ bị một lỗi đánh nhãn sai.
Tính năng LinkScanner sẽ cố phát hiện và chặn tấn công khi bạn lướt web và nó cung cấp cho bạn thông tin an toàn về trang web trên kết quả tìm kiếm (bạn có thể tải tính năng LinkScanner tại find.pcworld.com/63505).
Chương trình cũng có thể quét email, vốn chỉ có trong Avast và ClamWin. AVG cung cấp thêm cho bạn thanh công cụ (toolbar) với các tùy chọn tìm kiếm, nhưng tính năng này không có thêm tác dụng bảo vệ nào cả, bạn có thể bỏ qua thanh công cụ này trong quá trình cài đặt. Các thiết lập mặc định của chương trình đủ bảo vệ bạn, ngoại trừ tính năng quét hằng ngày vào buổi trưa. Bạn có thể chọn thời gian khác trong quá trình cài đặt, thông qua trình hỗ trợ cài đặt installation wizard, nhưng để thay đổi lịch quét theo tuần bạn sẽ phải tùy chỉnh thiết lập này sau khi cài đặt.
Bên dưới cửa sổ chính của chương trình là một thông tin quảng cáo về sản phẩm trả phí của AVG, đôi khi cũng xuất hiện một pop-up quảng cáo. Giao diện gọn gàng, đơn giản đủ để bạn sử dụng hằng ngày.
AVG 8.5 Free tổng thể là một chương trình chống virus tốt, nhưng chỉ đứng thứ 2 về khả năng phát hiện malware nên có thể làm bạn nghĩ đến chương trình chống malware tốt hơn.
ClamWin – Mã nguồn mở
ClamWin không chỉ là chương trình chống virus miễn phí mà còn là chương trình mã nguồn mở. Nhưng khả năng chặn malware của ClamWin không được tốt.
ClamWin không có khả năng bảo vệ thời gian thực cũng như kiểm tra tập tin dạng on-access. Chương trình chỉ có khả năng on-demand scan. ClamWin bỏ sót hơn nửa số mẫu “zoo” trong bài thử nghiệm của AV-Test.org. Với những malware ăn cắp mật khẩu ngân hàng trực tuyến (online-banking password), ClamWin gần như bất lực. Kiểm tra với dữ liệu nhận dạng cách 2 tuần, ClamWin cũng không làm NTN hài lòng. Ngoài ra, chương trình còn vấp phải vô số lỗi false position (xác định sai phần mềm vô hại). Tốc độ scan chậm và khả năng loại bỏ tập tin nhiễm virus khá kém, trong 10 tập tin đã nhiễm, ClamWin chỉ phát hiện 6 tập tin và chỉ loại bỏ được 5. Chương trình phát hiện khá tốt tất cả 10 rootkit hoạt động – nhưng chỉ có thể loại bỏ được 4.
ClamWin thêm tùy chọn nhấn phải chuột để quét một tập tin cụ thể - nhưng khá chậm.
Qua cuộc kiểm tra, NTN khuyên bạn tốt hơn nên sử dụng chương trình scan virus trực tuyến trên mạng như BitDefender, F-Secure, và tránh dùng các chương trình chống virus nguồn mở như ClamWin.
Microsoft Security Essentials
NTN tiến hành thử nghiệm bản Microsoft Security Essentials beta. Kết quả cho thấy chương trình phát hiện malware, phòng chống proactive khá tốt. Điểm hạn chế chính của công cụ là tốc độ quét chậm.
Vì Microsoft cho biết công cụ này có các tính năng hoàn chỉnh và chỉ còn một số thay đổi nhỏ, NTN đã quyết định kiểm tra và đánh giá nó cùng với các ứng dụng khác, mặc dù nó sẽ có những thay đổi trước khi phiên bản chính thức ra mắt vào cuối năm nay.
NTN hy vọng sẽ có những thay đổi liên quan đến tốc độ quét. Trong bài kiểm tra quét on-access, Microsoft Security Essentials beta quét chậm nhất so với các chương trình khác. Tính năng Dynamic Signature Service có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi Microsoft Security Essentials phát hiện tập tin nghi ngờ, không nằm trong danh sách malware đã nhận dạng, nó sẽ liên hệ với các máy chủ Microsoft để phân tích sâu hơn. Tính năng này tuy giúp việc bảo vệ hiệu quả hơn, nhưng nó dễ làm trì hoãn hệ thống nếu như Microsoft Security Essentials chờ thông tin phản hồi từ các máy chủ.
Khả năng phát hiện và chặn malware của Microsoft Security Essentials không tốt cũng không kém. Mức phát hiện tổng quát đạt 97,8%, xếp thứ 4. Trong khi đó khả năng phòng chống pro-active khá tốt, với dữ liệu nhận dạng cách 2 và 4 tuần, đạt 52% và 43,8%, chỉ xếp thứ 2 sau Avira.
Chương trình của Microsoft không bị lỗi nhận dạng sai, và nó ghi điểm gần như tuyệt đối ở khả năng phát hiện và loại bỏ rootkit và malware lây nhiễm. Nó phát hiện và loại bỏ các lây nhiễm, tuy vẫn bỏ sót tàn dư do malware tạo ra trong Registry và những khu vực khác (khiếm khuyết chung của các phần mềm chống virus miễn phí).
Microsoft Security Essentials beta có giao diện thân thiện, đơn giản dễ dùng và có các thiết lập mặc định hợp lý. Các pop-up của nó đưa ra cho bạn kết quả nhanh chóng, thông tin chi tiết. Nếu Microsoft có thể cải thiện khả năng phát hiện và tốc độ quét trước khi ra mắt phiên bản hoàn chỉnh, thì Microsoft Security Essentials có thể trở thành một đối thủ đáng gờm trên thị trường phần mềm chống virus.
Không phải mọi thứ đều miễn phí
Tuy các chương trình chống virus cho bạn một số lợi ích, nhưng chúng không có đầy đủ tính năng, sự hỗ trợ như một chương trình chống virus trả phí.
Khi có sự cố, hỏng hóc, phá hủy do virus gây ra, bạn sẽ không thể gọi ai để hỗ trợ. Hầu hết các ứng dụng miễn phí chỉ hỗ trợ trên các forum trực tuyến, mặc dù Avast hỗ trợ qua email (và Microsoft cũng có kế hoạch hỗ trợ tương tự Avast khi Security Essentials phát hành) nhưng người dùng cũng phải đăng ký thẻ hỗ trợ trực tuyến. AVG thì cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua điện thoại trả phí, nhưng với mức phí 50USD (900,000đ)/cuộc gọi thì tính ra mắc hơn cả chương trình chống virus trả phí. Nếu bạn có khả năng tự nghiên cứu và khắc phục sự cố, hãy thử truy cập vào các trang như Wilders Security Forums (www.wilderssecurity.com), nhưng cũng đừng mong đợi sẽ gặp được ai đó để trao đổi, giúp đỡ khắc phục sự cố cho chương trình chống virus miễn phí.
Ngoài Microsoft và Panda tools cho phép kiểm tra cơ sở dữ liệu virus trực tuyến, thì các chương trình miễn phí khác ít cập nhật thường xuyên dữ liệu nhận dạng virus hơn so với phiên bản trả phí.
Tuy là sản phẩm của một công ty, nhưng tiện ích miễn phí thường có ít tuỳ chọn hơn so với tiện ích trả phí. Ví dụ, chương trình chống virus trả phí của Avira có thể scan lưu lượng http (http traffic) để bắt malware web trước khi chúng tấn công vào đĩa cứng, nhưng với bản miễn phí thì không có tính năng này.
Cuối cùng, một số chương trình miễn phí cho bạn các tính năng không cần thiết. Chương trình AVG và Comodo cài đặt thanh công cụ lên trình duyệt web (bạn có thể tùy chọn bỏ việc cài đặt thanh công cụ này), và nhiều chương trình miễn phí thường xuất hiện các quảng cáo thúc giục bạn mua bản trả phí.
Mặc dù vậy, chương trình chống virus miễn phí cũng đủ sức bảo vệ bạn và có thể giúp bạn tiết kiệm được tối thiểu 30USD (540.000 đ)/năm.
PC Tool Antivirus Free Edition
PC Tool Antivirus Free Edition khá kém trong việc đảm bảo an toàn cho máy tính chủ yếu vì nó vẫn theo cách phân loại lạc hậu giữa spyware và các dạng khác nhau của malware.
Trong thời kỳ mà những nguy cơ bảo mật hết sức đa dạng, nguy hiểm thì hầu hết các nhà cung cấp giải pháp bảo mật đều cho rằng việc gán nhãn như trojan horse, spyware không quan trọng bằng ý tưởng phải ngăn những thứ hiểu độc khỏi máy tính cá nhân... Mặc khác, ngày nay, tất cả các chương trình nguy hiểm đều được xếp chung là malware.
Tuy nhiên, PC Tools nói rằng chương trình miễn phí này sẽ không phát hiện những thứ được xem là spyware (một điểm quan trọng như vậy lại không được nhấn mạnh trên trang web của hãng). Và giới hạn này cũng là nguyên nhân lý giải vì sao kết quả chặn và phát hiện malware khá tệ. Ứng dụng để lọt lưới hơn nửa số malware trong bài kiểm tra.
Mặc dù mục đích của ứng dụng là bảo vệ chống Trojan horse, loại malware khá thông dụng, nhưng nó cũng chỉ đạt 46% trong bài kiểm tra của AV-Test.org. Khả năng phát hiện sâu có tốt hơn, đạt 83% nhưng vẫn không thể so sánh với Avira.
Sẽ không quá ngạc nhiên khi PC Tools thực thi kém trong bài kiểm tra heuristic, với dữ liệu nhận dạng cách 2 và 4 tuần, kết quả chỉ đạt 33% và 36%. Khả năng phát hiện và loại bỏ lây nhiễm cho kết quả tốt, bỏ sót 1 trên 10 số mẫu kiểm tra nhưng hầu hết ứng dụng khác loại bỏ hoàn toàn.
Việc cài đặt chương trình khá trơn tru, PC Tools không có lịch quét mặc định cũng như không có tính năng tự động cập nhật. Phần miền sẽ thông báo một lần/ngày khi có bản cập nhật malware mới, để nó có thể cập nhật, bạn sẽ cần bật tính năng Smart Update.
Tóm lại, không có lý do gì để bạn chọn PC Tools Antivirus trong khi các ứng dụng miễn phí khác đảm bảo an toàn PC cho bạn hơn. May mắn thay, vớt vát cho sự kém cỏi của chương trình Antivirus, hãng có tiện ích Threat-fire phân tích theo hành vi khá hay.
Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/pcworld/magazine_a.asp?t=mzdetail&atcl_id=5F5E5D58565D5F
9 game 8-bit khó quên nhất
Những game 8-bit đã đi vào lịch sử nhưng sẽ không bao giờ biến mất. Dưới đây là 9 tựa game 8-bit khó quên nhất của 2 nền máy Nintendo Entertaiment System và Sega Master System.
9 Contra
Hai biệt kích vẫn còn đó trong tâm trí những ai mê game hành động. Đây là trò chơi video có sức ảnh hưởng lớn thời kỳ game 8-bit. Nếu không tin, bạn có thể hỏi bất kỳ ai. Contra một trong những game hành động chơi phối hợp hay nhất từng xuất hiện.
8 Phantasy Star
Với bối cảnh là cuộc phiêu lưu khoa học giả tưởng đỉnh cao, Phantasy Star là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho những game nhập vai nhàm chán đã tràn ngập thị trường trước đó. Với đồ họa tuyệt vời cũng như những câu chuyện hấp dẫn, Phantasy Star tỏa sáng nhất trong các game trên Sega Master System.
7 Kid Icarus
Trò chơi đem đến một cảm giác bay lượn hiếm có trong các trò chơi điện tử thời kỳ này. Các màn chơi , nhân vật và âm nhạc độc đáo đã làm nên Kid Icarus thành một trong những trò chơi được ưa chuộng nhất.
6 Metal Gear
Nhiều người hâm mộ Metal Gear biết đến sê-ri game hành động bí mật chủ yếu qua phiên bản Metal Gear Solid của hệ máy PlayStation. Nhưng trò chơi đầu tiên của sê-ri này là Metal Gear là trên hệ máy NES của Nintendo, thực sự là trò chơi đầu tiên đặt nền móng cho các thể loại hành động bí mật. Metal Gear đã đi tiên phong, khuyến khích người chơi tránh những xung đột bằng cách “hành động lén lút” thay vì lao đầu vào.
5 Final Fantasy
Không ai phủ nhận Final Fantasy là sêri siêu phẩm game nổi tiếng. Đồ họa và cách chơi của phiên bản đầu tiên năm 1990, có lẽ không còn "đỉnh" theo tiêu chuẩn ngày nay. Nhưng nó thực sự đã tạo nên nền tảng mới, mở đường cho tương lai, những kẻ bắt chước và các đối thủ cạnh tranh và nhiều phần tiếp theo.
4 Mike Tyson’s Punch-Out
Trước khi Mike cắn tai Holyfield, ông đã "xuất hiện" trong trò chơi Nintendo kinh điển Punch-Out như là “trùm cuối”. Bạn vào vai nhân vậy Little Mac, một võ sĩ quyền anh hạng nhẹ nhưng có kỹ năng và chiến thuật để lật đổ đối thủ quá cỡ của mình.
3 Metroid
Bầu không khí căng thẳng, những pha hành động và cuộc phiêu lưu tuyệt vời đã đưa Metroid trở thành game kinh điển. Metroid là một trò chơi "không đụng hàng" và vẫn ảnh hưởng đến nhiều game phiêu lưu, bắn súng ngày nay.
2 Super Mario Bros
Có một cái gì đó gần như diệu kỳ về cuộc phiêu lưu đầu tiên đầy trắc trở của Mario trong Super Mario Bros. trò chơi đã tạo nền móng cho các phiên bản sau của sê-ri này một cách hoàn thiện hơn, mà tiêu biểu là Super Mario Bros 3. Cho đến ngày nay, SMB vẫn là một tựa game không thể bỏ qua của các fan chàng thợ ống nước.
1 The Legend of Zelda
Lấy một thanh kiếm, giết các quái vật, và sau đó đánh bại quỷ bóng đêm, kẻ đã bắt công chúa. Bạn sẽ có thế giới đầy ắp những thứ có thể khám phá. Với quá nhiều điều tuyệt vời bạn thực sự không thể từ chối trò chơi này.
Hữu Nguyễn
Nguồn: http://www.pcworld.com.vn/pcworld/magazine_gm.asp?t=mzdetail&atcl_id=5F5E5D58565959
14/1/10
ORACLE DBA - The Complete Video Course
Your Complete Introduction to
The Oracle Database Administration
3 1/2 hours of video instruction PLUS the Oracle DBA Interactive Workbook e-Book,
by the Columbia University instructors, Melanie Caffrey & Douglas Scherer.
Master the basics of Oracle database administration—now!
Managing the database and its physical layout, ensuring security and data integrity,
providing for backups, PLUS the History of Oracle Networking.
See it, hear it, do it !
Don't just read about database administration !
Watch and listen as your instructors use 31/2 hours of video instruction
to cover the key topics, and then add step-by-step digital videos, real-world labs,
exercises, projects, and insight from the trenches to explore what it means to be an Oracle DBA.
Key Topics :
• Covers all key aspects of day-to-day Oracle database administration, including:
• Creating new databases
• Managing physical database layouts
• Administering users, privileges, and resource groups
• Tuning Oracle and SQL code for maximum performance
• Security, auditing, and data integrity
• Backup, recovery, and much more!
Download:
http://www.mediafire.com/?sharekey=ed8eb8a0e634045700d27174b47c665764e964f10971abb8e91dc00c2f906379
13/1/10
Tải miễn phí First Look Office 2010 từ Microsoft
Như chúng ta đều biết, Microsoft vừa phát hành Office 2010 Beta cho mọi người sử dụng. Nếu bạn đã tải về và đang sử dụng Office2010 Beta này thì quyển ebook First Look Office 2010 sẽ là một cẩm nang không thể thiếu giúp bạn làm chủ Office2010.
First Look Office 2010 được biên soạn bởi Katherine Murray, dung lượng 10,5MB. Quyển sách sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng quát về các sự thay đổi trong Office2010, và hướng dẫn bạn sử dụng các tính năng mới phù hợp với công việc của bạn. Sách gồm 14 chương và được tổ chức như sau:
Phần I: Giới thiệu về những thay đổi trong Office2010 và những tính năng mới của nó.
Phần II: Chi tiết từng ứng dụng trong Office2010.
Phần III: Thông qua các ví dụ bạn sẽ dễ dàng nắm bắt các hiệu quả mà Office2010 mang lại.
Bạn có thể tài trực tiếp từ địa chỉ : http://cid-d7229b252a0ad6f2.skydrive.live.com/self.aspx/Public/693876ebook.pdf mà không cần đăng ký bất kỳ một tài khoản nào.
Bài đăng báo PCTips số 95
Tin Học và Ứng Dụng
First Look Office 2010 được biên soạn bởi Katherine Murray, dung lượng 10,5MB. Quyển sách sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng quát về các sự thay đổi trong Office2010, và hướng dẫn bạn sử dụng các tính năng mới phù hợp với công việc của bạn. Sách gồm 14 chương và được tổ chức như sau:
Phần I: Giới thiệu về những thay đổi trong Office2010 và những tính năng mới của nó.
Phần II: Chi tiết từng ứng dụng trong Office2010.
Phần III: Thông qua các ví dụ bạn sẽ dễ dàng nắm bắt các hiệu quả mà Office2010 mang lại.
Bạn có thể tài trực tiếp từ địa chỉ : http://cid-d7229b252a0ad6f2.skydrive.live.com/self.aspx/Public/693876ebook.pdf mà không cần đăng ký bất kỳ một tài khoản nào.
Bài đăng báo PCTips số 95
Tin Học và Ứng Dụng
Firefox calendars for 2010
Trong đầu năm mới, Firefox đã xuất bản 2 quyển lịch: một màu đỏ và một màu xanh. Với quyển lịch này, bạn có thể dùng để làm vật trang trí, hoặc tặng bạn bè. Ngoài ra, mỗi tháng với một dự án được Firefox lên kế hoạch cho cả năm 2010. Từ đó bạn có thể theo dõi và sử dụng các dự án đó.
Bạn có thể tải về với 2 định dạng doc và pdf:
Màu đỏ: Letter size - A4 size - A4 en español
Màu xanh: Letter size - A4 size - A4 en español
Còn đây là source (docx)
Tin Học và Ứng Dụng
Bạn có thể tải về với 2 định dạng doc và pdf:
Màu đỏ: Letter size - A4 size - A4 en español
Màu xanh: Letter size - A4 size - A4 en español
Còn đây là source (docx)
Tin Học và Ứng Dụng
Lynda.com - jQuery Essential Training
In jQuery Essential Training, Microsoft professional Joe Marini presents the power of the jQuery library, an open-source JavaScript project that greatly simplifies the process of adding advanced functionality to web sites. Joe teaches how to use these new features to build pages that work across browsers with the functionality that today's users (and clients) are looking for, from complex animation effects to dynamic page formatting. Joe pulls all of this together, showing how the jQuery UI plug-in can expand and streamline the capability of jQuery, and then integrating jQuery design tools into a complete sample web site. Exercise files accompany the course.
Information
http://www.lynda.com/home/DisplayCourse.aspx?lpk2=48370
Download
From Rapidshare
http://rapidshare.com/files/275030302/Lynda.com_-_jQuery_Essential_Training.part1.rar
http://rapidshare.com/files/275029421/Lynda.com_-_jQuery_Essential_Training.part2.rar
http://rapidshare.com/files/275043174/Lynda.com_-_jQuery_Essential_Training.part3.rar
http://rapidshare.com/files/275040014/Lynda.com_-_jQuery_Essential_Training.part4.rar
From Mediafire
http://www.mediafire.com/?jtgdmjww4ln
http://www.mediafire.com/?yc2kqyijm3z
http://www.mediafire.com/?vkdtix5udoy
http://www.mediafire.com/?nnhkumxnnoo
Nguồn: http://www.softvnn.com/forum/showthread.php?t=172107
7/1/10
Một số thông tin cơ bản về các Hosting Controller
1. Cpanel
- Link đăng nhập trang quản trị của Cpanel
+ http://địa_chỉ_ip/Cpanel
+ http://tên_miền/cpanel
+ http://địa_chỉ_ip:2082/
+ http://tên_miền:2082/
- Link đăng nhập vào Cpanel WHM
+ http://địa_chỉ_ip:2086/
+ http://tên_miền:2086/
- Cách nhận biết trang web sử dụng Cpanel:
Nếu các bạn thấy path là: /home/tên_user/public_html/ thì 95% đó là Cpanel.
2. Parallels Plesk
- Link đăng nhập trang quản trị của Plesk
+ http://địa_chỉ_ip:8443/
+ http://tên_miền:8443/
- Cách nhận biết trang web sử dụng Plesk:
Nếu các bạn thấy path là: /var/www/vhost/ thì 95% đó là Plesk.
3.DirectAdmin
- Link đăng nhập trang quản trị của DirectAdmin
+ http://địa_chỉ_ip:2222/
+ http://tên_miền:2222/
- Cách nhận biết trang web sử dụng DirectAdmin:
Nếu các bạn thấy path là: /home/webxxxxxx/domains/tên_miền/public_html/ thì chắc chắn đó là DirectAdmin.
Nguồn: Internet
6/1/10
[MF] Năm Đại Hoạ 2012 - DVDRip
Bộ phim lấy bối cảnh năm 2012, năm loài người sẽ bị diệt vong đúng theo những lời tiên đoán của người Maya cổ. John Cusack vào vai Jackson Curtis, một ông bố bình thường trong 6,8 tỷ người cố gắng cứu gia đình mình khỏi thảm họa toàn cầu này.
Jackson cùng gia đình leo lên một chiếc máy bay để thoát thân trong khi toàn thành phố Los Angeles đổ sập ngay trước mắt họ. Bộ phim 2012 được làm dựa trên một giả thuyết: Thế giới sẽ như thế nào nếu hai cực Bắc – Nam của Trái Đất đảo lộn vị trí cho nhau, khiến cho vỏ trái đất bị nứt ra thành từng mảng? Câu trả lời sẽ là: Aaaaaaaa !!!
Một góc máy khác của cảnh bên trên, chúng ta có thể thấy rằng chiếc máy bay có gia đình Jackson Curtis bên trong đã bay ngay giữa vết nứt của Trái Đất, đằng sau họ vẫn là các tòa nhà to lớn đang đổ sụp thành cát bụi.
Bộ phim còn đề cập tới vấn đề đại dương sẽ nuốt chửng toàn bộ đất liền bởi Trái Đất sẽ nghiêng tới 180 độ. Hình ảnh dưới đây là hình ảnh công viên quốc gia Yellowstone bị gãy gập như một chiếc bánh rán vì bị hút vào tâm Trái Đất.
Diễn viên Amanda Peet trong vai Kate, vợ cũ của Jackson nắm tay hai người con Noah và Lily. Thế giới bị đảo lộn khiến cho họ xích gần lại với nhau hơn.
Kate đưa tay đón Jackson khi anh thoát khỏi một quả cầu lửa, những xung đột khiến họ xa nhau dường như biến mất trong thời điểm này. Bộ phim chắc chắn sẽ không chỉ toàn những cảnh cháy nổ diệt vong, mà sẽ chứa đựng nhiều hình ảnh vô cùng lãng mạn.
Đạo diễn Roland Emmerich, người đã từng rất thành công trong các bộ phim thảm họa khác như Independence Day, Gozilla và The Day After Tomorrow, nói rằng ông sẽ giải nghệ sau khi bộ phim 2012 ra mắt. Ông nói: “Đây là bộ phim tuyệt vời nhất tôi làm. Tôi tự nói với lòng mình rằng tôi sẽ cố làm thêm một phim thảm họa nữa, nhưng tôi sẽ không làm tiếp, và do đó, tôi đã cho tất cả các ý tưởng của mình vào trong 2012.”
Tải về:
http://www.mediafire.com/?jmzymx5jymg
http://www.mediafire.com/?zyvyjntl5yl
http://www.mediafire.com/?yaijmyhzmjk
http://www.mediafire.com/?gcmgzcknexn
http://www.mediafire.com/?ynz3zlmyct2
http://www.mediafire.com/?zzfyoztzzid
http://www.mediafire.com/?mzbwfamnaxr
http://www.mediafire.com/?ya4towbmqgy
http://www.mediafire.com/?3mzetry0omj
http://www.mediafire.com/?gtuwmymhwyc
http://www.mediafire.com/?doujtmkymgi
http://www.mediafire.com/?jutzkdmziie
http://www.mediafire.com/?d0m420mkjek
http://www.mediafire.com/?iijj0bnjnmy
http://www.mediafire.com/?kyjzdzmvtdb
http://www.mediafire.com/?ozyzeghtzyx
Vietsub:
http://www.mediafire.com/?u4mgmjmnjjo
nguồn: http://viethanit.org/forum/vien-tuong-khoa-hoc/1330-mf-nam-dai-hoa-2012-dvdrip.html
4/1/10
10 công nghệ có ảnh hưởng nhất
Chú trọng đến tiềm năng dài hạn thay vì nổi đình nổi đám, các công nghệ mới được chọn có thể chưa phổ biến nhưng có tầm ảnh hưởng lớn, có khả năng giúp giảm chi phí, thay đổi cách chúng ta làm việc và mở ra những chân trời mới.
10. Lập danh sách trắng
Việc đuổi theo dữ liệu nhận dạng virus đang trở nên bất cập. Ví dụ, trong năm 2008 Symantec đã đưa ra dữ liệu nhận dạng virus nhiều hơn dữ liệu mà hãng đã đưa ra trong 17 năm trước đó. Không chỉ virus, sâu và mã độc ngày càng nhiều hơn, mà số có khả năng biến dạng hay tự che đậy dùng kỹ thuật mã hóa để tránh bị phát hiện cũng tăng. Giải pháp lập danh sách trắng chọn hướng tiếp cận dựa trên các quy tắc an toàn tạo sẵn.
Giải pháp lập danh sách trắng (hay danh sách an toàn - whitelisting) tạo ảnh hệ thống máy tính hay máy chủ sạch (không có phần mềm mã độc), sau đó chạy phần mềm chuyên dụng để nhận diện các file một cách duy nhất dùng một hay nhiều hàm băm mã hóa. Kể từ đó, trình giám sát trên các hệ thống được quản lý sẽ bật cờ cảnh báo khi xuất hiện chương trình nào đó không có trong danh sách băm (hash) hoặc ngăn không cho thực thi. Đa phần các máy tính trong doanh nghiệp có chung một ảnh hệ thống chuẩn, vì vậy việc lập danh sách trắng có thể là một giải pháp hết sức hiệu quả để khóa chặn an toàn.
Một số phần mềm lập danh sách trắng có thể nhận diện và chặn nhiều loại file chứ không chỉ file thực thi, bao gồm các script (mã lệnh kịch bản) và macro, thậm chí có thể bảo vệ chống ghi file văn bản hay file cấu hình. Tính năng sau hữu ích cho việc ghi nhận những thay đổi không được phép, chẳng hạn như các thay đổi mà nhiều malware thực hiện với file Host.
Việc lập danh sách trắng yêu cầu thay đổi văn hóa sử dụng máy tính. Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, người dùng vẫn còn có quyền nào đó với phần mềm mà họ chạy trên máy tính để bàn hay MTXT của riêng mình. Nhưng do các phần mềm mã độc mới tăng chóng mặt và ngày càng xảo quyệt, và sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức tội phạm trong các cuộc tấn công, việc lập danh sách trắng có lẽ là vũ khí thích hợp nhất cho trận chiến bảo mật khó khăn.
9. Phát triển ứng dụng di động đa hệ
Cơn sốt iPhone đã mang nhiều việc đến cho các lập trình viên ngoài sự thôi thúc mô phỏng các chức năng bên ngoài với những ứng dụng như iFart. Kỹ năng đảm bảo nhất là thành thạo Objective C, một ngôn ngữ được giới thiệu đầu tiên với máy tính NeXT của Steve Jobs vào năm 1988.
Nếu bạn là lập trình viên Java, việc học Objective C đồng nghĩa phải học cách tự quản lý bộ nhớ. Nếu là dân JavaScript, bạn phải “nuốt trôi” khái niệm trình biên dịch. Không có chọn lựa nào khác nếu bạn muốn viết ứng dụng có thể được hàng triệu người dùng iPhone tải về.
Tuy nhiên, thời mà iPhone là cuộc chơi hấp dẫn duy nhất nhanh chóng qua đi khi các nhà phát triển tìm kiếm sự cạnh tranh. Các điện thoại Android và BlackBerry dùng ngôn ngữ Java. Symbian OS của Nokia chạy nhiều ngôn ngữ, bao gồm nhiều phiên bản C và C++. Số đông nhà phát triển quan sát “món lẩu” này và nhìn thấy một điểm chung: tất cả điện thoại đều có trình duyệt web sử dụng cùng ngôn ngữ HTML, JavaScript và CSS - các ngôn ngữ mà mọi nhà phát triển web đều biết (và nhiều nhà phát triển khác cũng biết).
Một số bộ công cụ phát triển còn vượt qua trình duyệt, cho phép truy cập đến thư viện hàm bên dưới. Titanium Architecture của Appcelerator, PhoneGap của Nitobi và LiquidGear của PhoneGap tạo ra ứng dụng mà bề ngoài trông như được viết bằng ngôn ngữ máy, nhưng thực chất dựa trên trình duyệt nhúng có thể chạy trên các nền tảng phổ biến. Phần lớn tác vụ quan trọng được viết bằng JavaScript chạy trong trình duyệt nhúng. Ứng dụng này có thể truy cập gia tốc kế và GPS mặc dù chỉ dùng JavaScript.
Những công cụ khác dùng những ngôn ngữ phổ biến như Ruby. Chẳng hạn, Rhomobile nhúng trình biên dịch Ruby và máy chủ web hoàn chỉnh trong ứng dụng để bạn có thể viết mọi thứ bằng Ruby, giống như xây dựng một website bằng Ruby. Ứng dụng này có thể cũng chạy trên các nền tảng phổ biến.
Tất cả các giải pháp trên tốt đáng kinh ngạc – nếu bạn không kỳ vọng tốc độ cực nhanh hay sự hoàn hảo. Các nhà phát triển game có thể dùng gia tốc kế với ứng dụng dạng này, nhưng chỉ để xây dựng các game 2D đơn giản không đòi hỏi truy cập đến các lớp sâu bên dưới của phần cứng video. Có một vấn đề đó là phông chữ (font) và bố cục giao diện đôi khi hơi khác nhau giữa các nền tảng. Nhưng nếu các yêu cầu đơn giản và bạn đã biết các ngôn ngữ phát triển web, các giải pháp này dễ hơn nhiều so với việc học Objective C.
Đối với doanh nghiệp, việc phát triển ứng dụng đa hệ khắc phục được một rào cản trong việc phát triển và triển khai ứng dụng di động dùng trong nội bộ: Khó bắt buộc nhân viên sử dụng cùng một loại smartphone, và ngay cả khi có thể bắt buộc, việc lập trình các ứng dụng cho một nền tảng cụ thể làm doanh nghiệp bị mắc kẹt. Với việc phát triển ứng dụng đa hệ, bạn có thể viết một lần – mà không phải biết những kiến trúc của một nền tảng cụ thể - và chạy nó trên nhiều thiết bị. Vậy là việc triển khai rộng rãi các ứng dụng doanh nghiệp di động có thể trở thành hiện thực.
8. Tiết kiệm điện cho phần cứng
Tất cả chúng ta đều biết câu “khẩu hiệu”: Cứu hành tinh và tiết kiệm tiền bằng cách giảm tiêu thụ điện. Các công nghệ để thực hiện mục tiêu kép đó đã tìm ra cách đi vào các máy chủ, máy tính để bàn và các phần cứng khác, nhưng trong một số trường hợp, những lợi ích chỉ có được khi có phần mềm hỗ trợ.
Các bộ nguồn hiệu quả hơn cùng với ổ đĩa cứng có khả năng giảm tốc độ quay hay tự tắt khi không dùng đến đang trở nên phổ biến. Nhưng để đưa các nhân và bo mạch chủ không hoạt động hay các thành phần khác sang trạng thái “ngủ”, các bộ xử lý (BXL) đa nhân nói chung cần nhận được lệnh từ cấp hệ điều hành hay ứng dụng.
Bộ nguồn là phương tiện đơn giản nhất để tiết kiệm điện. Nó không cần phần mềm hỗ trợ và thực hiện tiết kiệm kép: Tiêu thụ ít điện năng khi chuyển đổi AC sang DC và sinh ra ít nhiệt – giúp giảm điện năng cần để làm lạnh. Chương trình chứng chỉ 80 Plus, được tài trợ bởi liên minh nhiều công ty điện, khuyến khích các nhà sản xuất tạo ra các bộ nguồn đạt hiệu suất ít nhất 80%, một bước tiến so với các bộ nguồn cũ chỉ đạt dưới 50% - nghĩa là chỉ 50% năng lượng đi đến bo mạch chủ, 50% còn lại thường phung phí dưới dạng nhiệt.
Nhiều hãng sản xuất thiết bị lưu trữ đưa ra các ổ đĩa có thể quay chậm lại hay tắt nguồn khi không dùng đến. Hầu hết các hệ thống được bán ra hiện nay chỉ giới hạn ở tính năng làm ổ đĩa quay chậm đi, vì thời gian cần để kích hoạt hay tắt ổ đĩa dài hơn thời gian cho phép của hầu hết ứng dụng. Nói chung có 3 mức: Chậm, chậm hơn và dừng hẳn, mức sau tiết kiệm điện nhiều hơn và yêu cầu nhiều thời gian hơn để trở lại tính năng đầy đủ. Trạng thái đầu có thể hồi phục trong 1-2 giây và trạng thái thứ 2 dưới 30 giây, trong khi hồi phục từ trạng thái tắt nguồn có thể mất đến 2 phút. Trạng thái sau cùng gây vấn đề với hầu hết ứng dụng, vì vậy hầu hết các hãng không dùng.
Các BXL mới nhất cho phép “dừng” nhân, tắt nguồn các nhân không cần đến khi làm việc ít. Tính năng này được hỗ trợ trong Windows 7 và Windows Server 2008 R2. Nó rất có ích trong các server không hoạt động liên tục hay ít dùng ngoài giờ làm việc. BXL 2, 4, 6 hay 8 nhân có thể tắt hết, trừ một nhân để phục vụ các yêu cầu, nếu tải trên một nhân vượt quá giới hạn định trước thì BXL sẽ trở về trạng thái hoạt động đầy đủ.
Các bo mạch chủ và thiết bị gắn thêm như card mạng cũng đang được bổ sung khả năng tắt nguồn các thành phần khi không dùng đến. Ví dụ, một số bo mạch chủ, đặc biệt trên các MTXT, hỗ trợ 2 hệ thống video: Một tích hợp trên bo mạch chủ và một card rời. Thành phần tích hợp tiêu thụ ít điện năng hơn, trong khi card rời cho hiệu suất cao hơn. Bo mạch chủ có thể chuyển qua lại giữa 2 hệ thống video khi cần thiết để tiết kiệm điện hoặc đạt hiệu suất cao.
Card mạng có thể tắt nguồn khi không dùng mạng, và các thành phần khác cũng được bổ sung tính năng tương tự. Tuy nhiên các tính năng này chỉ phát huy tác dụng khi được hệ điều hành và, trong một số trường hợp, các ứng dụng riêng biệt hỗ trợ. Có card mạng có thể tự tắt nguồn thì thật tuyệt, nhưng bạn cần hệ điều hành có thể kích hoạt nó hoạt động trở lại.
7. Chip đa nhân
Các nhà sản xuất bộ xử lý (BXL) đã đụng bức tường tốc độ đồng hồ. Mỗi xung nhịp đồng hồ tăng thêm đều yêu cầu thêm nhiều điện năng.
Vì vậy các nhà sản xuất đã chuyển từ xa lộ một làn sang cao tốc nhiều làn – nghĩa là, từ một nhân tốc độ cao thành nhiều nhân tốc độ thấp hơn nhưng có khả năng thực thi song song. Tốc độ vượt ngưỡng không còn “thiêng” trong thế giới điện toán. Thay vì vậy, giờ là hiệu suất tổng.
Các chip đa nhân tiêu thụ ít điện năng hơn, sinh ra ít nhiệt hơn nhưng vẫn hoàn tất công việc hiệu quả. Trên server, đây chính là điều mà giới CNTT muốn. Ví dụ, hiện nay một BXL Intel Nehalem có 4 nhân, mỗi nhân có thể chạy 2 luồng đồng thời, vì vậy hệ thống 4 BXL (không đắt lắm) có thể chạy 32 luồng đồng thời. Cách đây 5 năm, chỉ có mainframe và server cao cấp mới có khả năng đó.
Chip đa nhân có ít ảnh hưởng hơn trên môi trường máy tính để bàn, do thiếu các ứng dụng có thể khai thác tốt các tài nguyên một cách song song, chưa kể thiếu các lập trình viên có kỹ năng viết phần mềm trên máy tính để bàn chạy đa luồng. Tuy nhiên điều đó đang thay đổi, đặc biệt trong các ứng dụng máy trạm và ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp.
Thập niên tới sẽ chứng kiến sự bùng nổ nhân trong các chip xử lý. Kỷ nguyên hiện nay được phong là “nhiều nhân” (một thuật ngữ ám chỉ nhiều hơn 8 nhân) sắp bước qua. Mới đây Intel đã giới thiệu mẫu chip đang phát triển thuộc dự án Tera-scale chứa đến 80 nhân có khả năng xử lý một teraflop (một ngàn tỷ phép tính mỗi giây) chỉ dùng 62 watt. (Lưu ý, một hệ thống có khả năng xử lý 18 teraflop đủ tiêu chuẩn đứng trong danh sách Top 500 siêu máy tính).
Các nhà sản xuất BXL khác họ x86 cũng tham gia cuộc đua. Ví dụ, hãng Tilera hiện có chip 16 nhân và sắp tung ra “quái vật” 100 nhân vào năm 2010. Giới CNTT sẽ làm gì với nhiều nhân như vậy? Trong trường hợp Tilera, các chip này được dùng trong thiết bị hội nghị video cho phép phát nhiều luồng video đồng thời với chất lượng HD. Với Intel, nhiều nhân cho phép công ty thực hiện các dạng tính toán mới trên một BXL, như thực hiện đồ họa ngay trong CPU. Trên server, nhiều nhân sẽ cho khả năng mở rộng cực lớn và cung cấp các nền tảng có thể dễ dàng chạy hàng trăm máy ảo với tốc độ cao.
Rõ ràng kỷ nguyên nhiều nhân – mà chắc chắn sẽ phát triển lên kỷ nguyên ngàn và triệu nhân – sẽ cho phép chúng ta thực hiện các tác vụ quy mô lớn dễ dàng và ít tốn kém, đồng thời cho phép siêu tính toán trên các máy tính không đắt tiền.
6. Ổ cứng thể rắn (SSD)
SSD (Solid-State Drive) đã có cả chục năm nay, nhưng mãi đến gần đây chúng ta mới chứng kiến sự bùng nổ các sản phẩm mới và sự giảm giá dữ dội. Trước đây, ổ SSD chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tốc độ thật cao. Hiện nay SSD được sử dụng rộng rãi hơn, dùng như bộ nhớ đệm bên ngoài để cải thiện tốc độ cho nhiều ứng dụng. Ổ SSD vẫn còn mắc hơn ổ đĩa thường nhiều, nhưng rẻ hơn bộ nhớ bên trong máy chủ.
So với ổ cứng, SSD không chỉ nhanh hơn cả về tốc độ đọc và ghi (không hẳn đúng với mọi loại SSD) mà còn cho tốc độ truyền nhanh hơn và tiêu thụ điện ít hơn. Tuy nhiên SSD có giới hạn về tuổi thọ, mỗi ô nhớ trong SSD chỉ có thể ghi một số lần hạn chế.
Có 2 loại SSD: Ô nhớ 1 cấp (SLC - single-level cell) và ô nhớ nhiều cấp (MLC - multilevel cell). Loại SLC nhanh hơn loại MLC và có tuổi thọ lớn hơn 10 lần (và giá mắc hơn nhiều). Kéo dài khả năng ghi từng là rào cản lớn với các ổ SSD, nhưng nhờ tăng các đặc tính kỹ thuật và sử dụng thông minh hơn bộ nhớ đệm DRAM tích hợp bên trong làm cho giải pháp đáng giá này hấp dẫn hơn. Một số nhà sản xuất tăng tuổi thọ cho ổ SSD bằng cách thêm dung lượng – nghĩa là dung lượng thực lớn hơn dung lượng công bố, và dùng thuật toán phân rải dữ liệu trên các ô nhớ thêm.
Nhưng vấn đề hấp dẫn nhất là giá. Giá ổ SSD 32GB đã giảm khoảng 10 lần trong 5 năm qua, dù vậy vẫn còn đắt gấp 46 lần so với ổ SATA tính trên mỗi gigabyte. Khi các giải pháp mới cho vấn đề tuổi thọ đi từ phòng thí nghiệm ra thị trường, việc sử dụng SSD hứa hẹn sẽ phổ biến hơn.
5. Cơ sở dữ liệu phi SQL
Dữ liệu giờ đây hiện diện khắp nơi. Và thời đại mà “SQL” và “cơ sở dữ liệu” (CSDL) có thể dùng lẫn lộn sắp qua, một phần vì các CSDL quan hệ kiểu cũ “hụt hơi” trước sự tràn ngập dữ liệu từ các ứng dụng web 2.0.
Các website “hot” đang tạo ra hàng terabyte (ngàn gigabyte) dữ liệu ít theo dạng hàng và cột số như từ phòng kế toán. Thay vì vậy, chi tiết lưu lượng được lưu trữ trong các file “trơn” và được phân tích tự động theo lịch lúc đêm khuya.
Để “thọc” vào dữ liệu này cần có phương thức tìm kiếm và đối chiếu dữ liệu, CSDL quan hệ có thể làm được việc này nhưng nó quá cồng kềnh với các cơ chế đảm bảo tính nhất quán dữ liệu ngay cả trong những tình huống xấu nhất.
Tất nhiên, nếu đầu tư đủ công sức, bạn có thể làm cho mọi thứ phù hợp với CSDL quan hệ, nhưng điều đó có nghĩa bạn phải trả giá cho tất cả các cơ chế khóa và hồi phục phức tạp được phát triển cho bộ phận kế toán để theo dõi dòng tiền. Trừ phi vấn đề đòi hỏi tất cả tính năng của một CSDL hàng đầu, còn thì không cần đầu tư quá mức như vậy, nếu không bạn phải chấp nhận hệ quả hiệu suất của nó.
Giải pháp? Nới lỏng các ràng buộc và đi theo cách tiếp cận mới: NoSQL. CSDL NoSQL cơ bản là các cặp khóa/giá trị đơn giản kết hợp với nhau thành một khóa với một lô thuộc tính. Không hề có bảng đầy các cột trống và không có vấn đề thêm các giá trị hay khóa đặc biệt mới cho mỗi mục. Tính năng “giao dịch” (transaction) có thể có hoặc không.
Hiện có các giải pháp NoSQL như Project Voldermort, Cassandra, Dynamite, HBASE, Hypertable, CouchDB và MongoDB, và ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Mỗi giải pháp dùng cách thức hơi khác nhau để truy xuất dữ liệu. Chẳng hạn, CouchDB cho bạn viết truy vấn như hàm JavaScript. MongoDB có tính năng phân mảnh – CSDL lớn được phân thành từng mảnh nằm trên nhiều server.
Cặp khóa/giá trị đơn giản chỉ là mở đầu. Chẳng hạn, Neo4J cung cấp CSDL đồ thị dùng câu truy vấn thật ra là thủ tục để tìm khắp mạng. Cốt lõi vấn đề là chỉ giữ các tính năng cần thiết, bỏ những tính năng không cần.
Tất cả giải pháp trên là nỗ lực mới nhất nhằm tìm lại tốc độ mà có thể có được bằng cách nới lỏng các yêu cầu. Hy vọng sẽ có một kỷ nguyên xử lý dữ liệu mới không giống như những gì chúng ta biết trước đây.
4. Ảo hóa nhập/xuất
Ảo hóa ngõ nhập/xuất (Input/Output) giải quyết một vấn đề gây trở ngại cho các máy chủ chạy phần mềm ảo hóa như VMware hay Microsoft Hyper-V. Khi có nhiều máy ảo chạy trên một server, ngõ nhập/xuất trở thành nút thắt cổ chai, cả cho việc liên lạc máy ảo với mạng và kết nối các máy ảo với thiết bị lưu trữ bên dưới. Ảo hóa I/O không chỉ làm cho việc cấp phát băng thông khắp các máy ảo trên một server dễ dàng hơn, mà còn mở đường cho việc quản lý động các kết nối giữa các server vật lý và các thiết bị lưu trữ.
Chúng ta hãy bắt đầu với một server. Ví dụ, VMware khuyến cáo cấp phát một cổng Ethernet gigabit cho mỗi máy ảo. Một server chạy 16 máy ảo vì vậy sẽ cần 4 card mạng Ethernet gigabit 4 cổng, cộng với các card mạng (iSCSI, SCSI hay Fibre Channel) bổ sung cho thiết bị lưu trữ. Nhiều server không có đủ khe cắm cho nhiều card như vậy, ngay cả khi có đủ khả năng làm mát. Và nhiều khi mỗi máy chủ có hơn 16 máy ảo, lưu ý, các server dùng BXL Intel và AMD hiện nay thường có từ 8 đến 24 nhân với hàng trăm gigabyte bộ nhớ. Mức độ tích hợp có thể còn cao hơn.
Để giải quyết vấn đề, các hãng cung cấp giải pháp ảo hóa I/O như Xsigo và Cisco đã đi đến giải pháp dùng một kết nối tốc độ cao thay vì nhiều kết nối Ethernet và Fibre Channel. Một card mạng cho mỗi server khi đó có thể cung cấp nhiều kết nối ảo. Card mạng có thể là card Ethernet hay Infiband 10 gigabit chuẩn có trình điều khiển chạy trên HĐH hỗ trợ xử lý một kết nối tốc độ cao như nhiều kết nối. Vì sử dụng chung một đường kết nối (thật), hệ thống có thể cấp băng thông cho các kết nối ảo theo nhu cầu, cung cấp hiệu suất tối đa.
Tiêu biểu, mỗi server có một card mạng, một sợi cáp nối đến thiết bị (như chuyển mạch) cung cấp cổng kết nối đến cả thiết bị lưu trữ và các mạng khác. Giải pháp này giúp đơn giản hóa việc đi cáp trung tâm dữ liệu, cũng như việc cài đặt từng server. Nó cũng làm dễ dàng tác vụ chuyển card mạng đến hệ thống khác nếu server bị lỗi. Trong các giải pháp như Cisco UCS, ảo hóa I/O cho phép việc cung ứng, định lại mục đích và chống lỗi server cực kỳ linh hoạt và có thể tự động hoàn toàn, vì nó được kiểm soát hoàn toàn bằng phần mềm. Hơn nữa, vì hệ thống ảo hóa I/O có thể thiết lập nhiều kết nối Ethernet hoặc Fibre Channel chạy ở nhiều tốc độ khác nhau, băng thông thích hợp có thể được dành cho các yêu cầu di dời máy ảo hay công việc “nặng tải” khác.
Việc ảo hóa I/O yêu cầu trình điều khiển (driver) hỗ trợ HĐH. Các HĐH và nền tảng ảo hóa phổ biến được hỗ trợ, gồm VMware ESX và Windows 2008 Hyper-V, một số phiên bản Linux và Xen hay các nền tảng ảo hóa nguồn mở khác. Nếu bạn dùng HĐH được hỗ trợ, giải pháp ảo hóa I/O có thể giúp cho việc vận hành trung tâm dữ liệu lớn đơn giản hơn và ít tốn kém hơn nhiều, đặc biệt khi năng lực xử lý và hỗ trợ bộ nhớ tăng cho phép server kiểm soát số lượng máy ảo ngày càng lớn.
3. Khử dữ liệu trùng
Dữ liệu là yếu tố quyết định đến sự thành công của mọi doanh nghiệp. Vấn đề là làm gì với dữ liệu. Theo IDC, dữ liệu trong doanh nghiệp tăng gấp đôi mỗi 18 tháng, tạo sức ép lên các hệ thống lưu trữ. Nguyên nhân của việc phình to này thường bị đổ cho các quy định lưu trữ tài liệu. Nhưng đáng kể hơn đó là không có ngày hết hạn. Việc phân tích dữ liệu trong nhiều năm (đã qua) cho phép phát hiện các xu hướng, tạo các dự báo, dự đoán hành vi khách hàng và nhiều thứ khác.
Chắc chắn phải có cách giảm dung lượng lưu trữ khổng lồ của tất cả dữ liệu mà không hy sinh thông tin hữu ích. Đó chính là công nghệ khử dữ liệu trùng.
Mọi mạng đều có hàng khối dữ liệu trùng, từ các bộ lưu cho hàng ngàn bản sao sổ tay nhân viên đến các file đính kèm giống nhau ở trên cùng máy chủ email. Ý tưởng cơ bản của việc khử trùng dữ liệu là định vị các bản sao trùng của cùng một file và loại bỏ tất cả trừ một bản gốc. Mỗi bản trùng được thay bằng “con trỏ” chỉ đến bản gốc. Khi người dùng yêu cầu file, “con trỏ” sẽ chuyển đến file gốc và người dùng không hề nhận biết sự khác biệt.
Có nhiều dạng khử trùng, từ đối chiếu file đơn giản đến cao cấp hơn là khảo sát khối dữ liệu hay byte bên trong file. Nguyên lý cơ bản, phần mềm khử trùng phân tích một mẩu dữ liệu, có thể là một chuỗi bit hay toàn bộ file. Một thuật toán xử lý mẩu này để tạo ra một số băm (hash) duy nhất. Nếu số này đã có trong bảng chỉ mục, điều đó có nghĩa mẩu dữ liệu đó là một bản sao và không cần lưu nữa. Nếu không, số băm này được đưa vào bảng chỉ mục.
Việc khử trùng không chỉ áp dụng cho dữ liệu lưu trữ trong hệ thống file hay email. Lợi ích trong các tình huống lưu trữ dự phòng, đặc biệt hồi phục sau thảm họa, cũng rất lớn. Dữ liệu thay đổi hàng ngày không nhiều. Khi truyền một bản lưu đến một trung tâm dữ liệu khác trên mạng diện rộng (WAN), không cần chuyển đúng từng byte mỗi đêm. Áp dụng giải pháp khử trùng giúp giảm dung lượng lưu trữ đáng kể. Mức sử dụng băng thông mạng giảm xuống và khả năng khôi phục sau thảm họa tăng lên.
Ngày càng có nhiều sản phẩm sao lưu tích hợp giải pháp khử dữ liệu trùng, và các thiết bị khử trùng ngày càng hoàn thiện. Việc khử trùng hệ thống file cũng đang phát triển. Chỉ có vài công nghệ có ảnh hưởng lớn hơn khử trùng dữ liệu trong việc giải quyết các vấn đề ứng dụng thực tế CNTT.
2. Ảo hóa desktop
Ảo hóa môi trường làm việc trên máy tính để bàn (desktop) dường như đã hiện diện ở dạng này hay dạng khác lâu nay. Thậm chí có thể nói nó đã xuất hiện từ giữa thập niên 1990. Tuy nhiên hiện nay có nhiều giải pháp ảo hóa desktop mà chúng ta khó có thể hình dung chỉ cách đây vài năm. Còn một dấu ấn khác vừa xuất hiện: công nghệ mới nổi lên dưới cái tên desktop hypervisor.
Dẫn đầu trong lĩnh vực này lâu nay, XenApp và XenDesktop của Citrix Systems là những hình mẫu về cách ảo hóa desktop với một hệ thống máy chủ desktop trong mỗi trung tâm dữ liệu và một hệ thống đầu cuối nhỏ gọn trên mỗi máy tính người dùng.
“Siêu desktop” (desktop hypervisor) là công nghệ ảo hóa desktop mới nhất. Có thể hình dung mỗi desktop chạy trong lớp ảo hóa gần như riêng biệt mô phỏng phần cứng cơ sở thành bất kỳ máy ảo nào bạn muốn để “đẩy” đến người dùng, ở đó nó được quản lý tập trung, đồng bộ với ảnh trên server và dễ dàng thay thế khi có trục trặc. Citrix không độc quyền ý tưởng này, VMware cũng đang phát triển một giải pháp tương tự, và cả hai hứa hẹn đưa ra thị trường trong năm 2010.
Dù giải pháp nào, hiện có hay sắp có, việc quản lý desktop trong môi trường doanh nghiệp vẫn là một trong những thách thức lớn. Trong khi mô hình trung tâm dữ liệu đã thay đổi một cách có hệ thống trong 20 năm qua, mô hình desktop lại không thay đổi. Ở hầu hết mọi nơi, nó vẫn là một hộp to đùng cho mỗi người dùng, với mớ công cụ quản lý xếp lớp để bảo vệ người dùng và bảo vệ mạng.
Liệu có công nghệ ảo hóa desktop nào thích hợp cho doanh nghiệp của bạn mà hoàn toàn không phụ thuộc vào tính chất của doanh nghiệp? Các thiết bị đầu cuối dùng cho trung tâm dịch vụ khách hàng (call center) khá ổn, nhưng bạn có thể gặp rắc rối với các ứng dụng không tương thích khi triển khai cho các nghiệp vụ khác. Khi các công nghệ ảo hóa desktop trở nên phổ biến, sẽ có nhiều cách đưa trình đơn Start đến người dùng và có nhiều cơ hội được người dùng chấp nhận hơn.
1. MapReduce
Tại sao nền tảng lập trình cho việc xử lý dữ liệu phân tán lại được chọn là công nghệ mới quan trọng nhất của năm 2009? Lý do là vì MapReduce cho phép doanh nghiệp thực hiện phân tích lượng dữ liệu khổng lồ với giá hợp lý. Một khả năng hứa hẹn làm thay đổi doanh nghiệp chưa từng thấy.
IDC đã tiên đoán sự tăng trưởng thông tin số gấp 10 lần trong khoảng 5 năm, từ 2006 đến 2011, từ dưới 180 exabyte lên 1.800 exabyte (nghĩa là 1 tỷ tỷ và 800 tỷ gigabyte!). Tất nhiên, sự bùng nổ này đặt ra một thách thức (làm thế nào cất vào, lấy ra và lưu chứa tất cả dữ liệu đó), nhưng cũng là cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp. Tóm lại, mọi thứ trong biển dữ liệu đó là thông tin tiềm năng – thông tin có thể giúp cho việc ra các quyết định nghiệp vụ.
Mãi đến gần đây, các doanh nghiệp muốn xử lý hàng petabyte (triệu gigabyte) dữ liệu để tìm mối quan hệ liên quan đến nghiệp vụ phải rất cân nhắc khi đầu tư cho việc đầy mạo hiểm này vì chi phí và thời gian cần thiết là trở ngại. Nhưng điều này đang thay đổi khi có các kỹ thuật xử lý phân tán, đáng kể nhất là MapReduce - nền tảng lập trình cho phép Google, Yahoo, Facebook, MySpace và các hãng khác xử lý khối dữ liệu đồ sộ của họ.
Ở dạng đơn giản nhất, MapReduce chia việc xử lý thành nhiều khối công việc nhỏ, phân tán khắp liên cung gồm các nút tính toán (tiêu biểu là các server thông thường), rồi thu thập các kết quả. Hỗ trợ xử lý song song có khả năng mở rộng cao, MapReduce là giải pháp nhanh, rẻ và an toàn.
Google giới thiệu MapReduce vào năm 2004, và đến nay có nhiều giải pháp triển khai như Apache Hadoop, Qizmt, Skynet và Greenplum. Apache Hadoop là giải pháp nguồn mở hàng đầu. Amazon dùng Hadoop để cung cấp MapReduce như dịch vụ web.
Việc lập trình MapReduce được hỗ trợ trong nhiều sản phẩm phần mềm doanh nghiệp như GigaSpaces eXtreme Application Platform, GridGain Cloud Development Platform, IBM WebSphere eXtreme Scale và Oracle Coherence.
Sự bùng nổ dữ liệu không gì ngăn được là một thực tế. Khi có các giải pháp sử dụng MapReduce, chúng ta sẽ có thể nhìn thấy ý nghĩa của petabyte. Khó tưởng tượng được làm thế nào chỉ mới cách đây 30 năm, doanh nghiệp có thể hoạt động mà không có phần mềm xử lý thông tin nghiệp vụ hay thậm chí bảng tính. Trong tương lai không xa, khi MapReduce trở nên phổ biến, có thể các nhà hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp cũng sẽ nhìn lại thời kỳ hiện nay một cách tương tự.
Nguyễn Lê
Nguồn: Infoworld
http://www.pcworld.com.vn/pcworld/magazine_a.asp?t=mzdetail&atcl_id=5F5E5D58565C5E&curpg=0
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)