21/3/11

Những website "cấp nhà nước" sở hữu giao diện ấn tượng nhất

Đây là bộ sưu tập những trang web nổi tiếng của chính phủ nhiều nước.
Trang web chính phủ, “bộ mặt” của cả một vùng thường được chú trọng về cách trình bày cũng như nội dung được đề cập. Bởi đó là nơi người dân thường xuyên lui tới để cập nhật thông tin, đó đòi hỏi trang web phải mang tính truyền đạt cao và quan trọng nhất là tiêu chí: đơn giản mà vẫn đẹp. Cùng Genk.vn ghé thăm những trang web chính phủ ấn tượng trên thế giới.
 
British Columbia– trang web của tỉnh British Columbia, Canada.

Austrade- Ủy ban Thương Mại Australia.

Nguồn: http://genk.vn
Australia.gov– website chính phủ Australia.
 
The White House– trang web của Nhà Trắng, Mỹ.

Utah Travel– website của bang Utah, Mỹ.

Air Force– một website thuộc Mỹ khác.

Republican Party of Florida– website của bang Florida, Mỹ.

Recovery.gov– Trang web về gói kích cầu của Mỹ.

Pennsylvania Federation of College Republican– trang web của tiểu bang Pennsylvania, Mỹ.

City of New Port Beach– trang web của vùng Newport Beach, bang California, Mỹ.

NDP– Trang web của Đảng Dân chủ mới tại Canada.

National Park Service– trang web của hệ thống công viên quốc gia Mỹ.

National Portrait Gallery of Australia– Một Bộ sưu tập ấn tượng khác.

National Library of Ireland– Trang web của thư viện quốc gia Ireland.

National Gallery of Australia– Bộ sưu tập những tác phẩm nghệ thuật của Australia.

Museum of Australian Democracy– Bảo tàng quốc gia Australia.

Medibank Health Solution– trang web chăm sóc sức khỏe cho người dân Australia.

Education Services Australia– trang web của hệ thống giáo dục Australia.

Data.gov– website dữ liệu nguồn mở của Mỹ.

Maui– website của đảo Maui, Hawaii, Mỹ.

Civil Aviation Authority– một trang web của Singapore.

Chesterfield– website của bang Virginia, Mỹ.

19/3/11

Chấp nhận tên miền riêng cho sex


Tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN) cuối cùng đã chấp nhận khởi tạo một tên miền Internet dành riêng cho các nội dung khiêu dâm.

Động thái của việc cho phép khởi tạo tên miền cấp cao nhất “.xxx” tương tự như “.com” và “.org” là để chấm dứt cuộc chiến lâu dài của ICM Registry giành sự chấp thuận cho tên miền này. ICM Registry, cơ quan bảo trợ tên miền đuôi .xxx sẽ có điều kiện dễ dàng hơn để lọc ra nội dung không thích hợp được tạo trên tên miền .xxx. ICM Registry năm ngoái cho biết, họ đã có hơn 110.000 tên miền đuôi “.xxx” được đặt trước.
ICANN đã chính thức phê duyệt tên miền “.xxx” đầu tiên vào năm ngoái nhưng còn phải tiến hành kiểm tra, bàn bạc thêm về việc ứng dụng của chúng.
Những người ủng hộ cho biết, tên miền này sẽ tạo cho họ cách dễ dàng hơn để lọc các nội dung không phù hợp. Nhưng nhiều người bán sách báo nội dung khiêu dâm lo lắng, việc di chuyển này sẽ quy nội dung của họ vào hạng thấp kém. Còn các tổ chức tôn giáo tranh luận rằng, quyết định này sẽ giúp hợp pháp hóa các nội dung khiêu dâm trên tên miền “.xxx”.
ICANN cho biết, quyết định của họ đã nhận được rất nhiều quan điểm trái chiều, tuy nhiên họ đã phải tham khảo rất nhiều ý kiến để có thể đi đến được quyết định này. Các tên miền phải được “bảo trợ” và phục vụ cho các nhu cầu của một cộng đồng nhất định.
Theo ICANN, tên miền này đã được phê duyệt đầu tiên vào năm 2005 nhưng đã bị hủy bỏ sau các cuộc biểu tình của các nhóm chính trị bảo thủ. ICANN cũng cho biết, những người phản đối rất lo lắng về việc kiểm soát nội dung khi sex có tên miền riêng.
Tuy nhiên, hồi tháng 2/2010, hội đồng thẩm phán Mỹ cho rằng, ICANN đã sai lầm khi từ chối thông qua tên miền “.xxx”. Vì vậy, ICANN đã chấp nhận điều đó và bắt đầu quá trình tham vấn công khai về việc có nên chấp nhận tên miền gây nhiều tranh cãi này hay không?
Theo BBC

18/3/11

Google mang định dạng video WebM đến với IE9

Plug-in IE9 mới cho phép người dùng xem các video trong định dạng file video WebM của Google.
Google mang định dạng video WebM đến với IE9
Ngay sau khi Microsoft phát hành Internet Explorer 9 (IE9), Google đã phát hành một plug-in cho trình duyệt mới, cho phép người dùng xem các video trong định dạng file video WebM của Google. Bản phát hành, xem trước cho giới chuyên môn, có thể cài cho IE9 đang chạy trên Windows 7 hoặc Windows Vista.
Các nhà sản xuất trình duyệt đã không đạt được sự đồng thuận về việc sử dụng định dạng video nào. Trong khi Apple và Microsoft ủng hộ định dạng được sử dụng rộng rãi H.264 thì Mozilla và Opera đã từ chối hỗ trợ định dạng này, với lý do lo ngại cuối cùng phải trả tiền bản quyền sáng chế.
Năm ngoái, Google đã mua lại nhà sản xuất công nghệ nén video On2 Technologies (hãng đã phát triển định dạng video nguồn mở VP8). Google sau đó đã sử dụng VP8 làm cơ sở cho việc tạo ra WebM, đặt nó thành sự thay thế miễn phí bản quyền cho các định dạng dựa trên H.264. Việc phát hành plug-in WebM cho IE9 có thể giúp Google thu hút nhiều người dùng hơn đến với định dạng này.
Theo PC World VN

4 cách đơn giản để bảo mật Email

Bên ngoài Facebook, chắc chắn sẽ không có không gian online nào mang tính cá nhân hơn hòm thư email. Hiện email có số lượng người sử dụng rất lớn và được dự đoán sẽ đạt con số 1,6 tỉ người dùng email trong năm 2011. Chính vì vậy việc bảo vệ an toàn cho hòm thư email là điều hết sức cần thiết, đặc biệt khi các giao thức sử dụng lại tương đối cũ so với các mối đe dọa bảo mật trực tuyến ngày càng tinh vi.
Việc hack địa chỉ email của ai đó là một việc rất thú vị đối với các loại hình tội phạm thông tin cá nhân. Thứ rõ ràng nhất mà những hacker này muốn là tăng truy cập vào các cuộc chuyện trò riêng tư, lấy trộm các dữ liệu và thông tin cá nhân nhạy cảm. Bên cạnh đó hacker cũng có thể xóa các tin nhắn với ý đồ muốn phá hủy các thông tin có giá trị.
Với những người dùng online thông thường, mối đe dọa nghiêm trọng nhất khi email bị hack là tội phạm có thể sử dụng tài khoản của họ nhằm tìm kiếm chìa khóa để mở các tài khoản trực tuyến khác, chẳng hạn như các dịch vụ tài chính Banking và PayPal. Nhiều website có các portal đăng nhập an toàn, cho phép người dùng có thể lấy lại được username hoặc password bị quên. Khi các site này gửi thông tin đó đến tài khoản email đã được đăng ký của bạn, nó được cho là chỉ mình bạn có thể truy cập vào tài khoản đó. Một hacker đã hack được tài khoản email nào đó sẽ có thể tăng truy nhập trực tiếp đến nhiều thứ từ tài khoản Facebook đến các tài khoản đầu tư, banking và các tiện ích khác.
Có bốn bài học trong việc bảo vệ an toàn email có thể giúp các doanh nghiệp và các cá nhân sử dụng email có thể tránh được các tấn công:
1. Chia “trứng” vào nhiều giỏ
Nên biết rằng các địa chỉ email thường được cung cấp miễn phí, chính vì vậy hãy làm giảm rủi ro của bạn bằng cách trải rộng sự phơi bày hòm thư của bạn. Cho ví dụ, sử dụng một địa chỉ email riêng cho công việc, một email riêng cho cá nhân sẽ giữ được các thông tin nhạy cảm khi hacker có thể đột nhập vào tài khoản cá nhân của bạn.
Tốt hơn nữa, bạn có thể sử dụng các địa chỉ email riêng biệt cho các tài khoản đăng ký trên các website an toàn và không an toàn. Một số được sử dụng cho việc đăng ký trên hàng tá website, một số liên quan đến các thông tin nhạy cảm giống như banking, còn số khác được sử dụng cho các cộng đồng. Việc sử dụng tài khoản email khác cho các site an toàn sẽ ngăn chặn việc hacker giả mạo bạn để tăng truy nhập vào các site này nếu chúng đã hack được tài khoản mà bạn sử dụng cho các site nhàn rỗi.
Các bộ đọc email, gồm có Outlook, Windows Live Mail, Thunderbird và Apple Mail có thể được cấu hình nhằm kiểm tra đồng thời nhiều tài khoản (gồm có Gmail) để tối thiểu hóa sự bất tiện trong việc phải mở nhiều tab trên các tài khoản khác nhau.
2. Chống lại những phần mềm đánh hơi (sniffer)
Theo cách nói của hacker, các phần mềm đánh hơi (sniffer) chính là kiểu phần mềm có thể thông dịch dữ liệu di chuyển trong mạng. Phụ thuộc vào mức độ an toàn của mạng mà nó có thể đánh hơi các kết nối không dây và chạy dây. Việc đánh hơn có thể cự kỳ hữu dụng cho việc tìm kiếm ra các thông tin mật khẩu và đăng nhập khi nó được truyền tải trong mạng.
Cách tốt nhất để tránh lại việc đánh hơi dữ liệu này là mã hóa – bằng cách này, tất cả những gì hacker thấy sẽ trở nên vô dụng. Khi sử dụng email, có một vài lớp nên xem xét:
Webmail: Khi đọc email bằng sử dụng giao diện web, chẳng hạn như Gmail, Yahoo Mail, hoặc bộ đọc webmail của nhà cung cấp dịch vụ của bạn, cần sử dụng kết nối HTTPS thay vì HTTP. Google gần đây đã nâng cấp bảo mật cho Gmail bằng cách sử dụng HTTPS làm kiểu kết nối mặc định.
Khi truy cập vào webmail, hãy quan sát URL trong thanh bar địa chỉ và kiểm tra xem nó bắt đầu bằng https:// hay không. Nhiều trình duyệt cũng hiển thị một biểu tượng cái khóa khi kết nối đến site an toàn, chẳng hạn như các site mua sắm trực tuyến hoặc ngân hàng. Nếu webmail không sử dụng https, khi đó bạn cần tự nhập các ký tự này; nếu sau khi nhập, vẫn không thể truy cập được website cần vào, điều đó có nghĩa nhà cung cấp của bạn không hỗ trợ kết nối an toàn, khi đó cần lưu ý trước khi thực hiện tiếp: việc sử dụng webmail qua kết nối HTTP đơn giản sẽ dễ bị lộ các thông tin đăng nhập và nội dung thư trước các phần mềm đánh hơi trong mạng.
Máy khách email: Nếu sử dụng bộ đọc email, chẳng hạn như Outlook hoặc Apple Mail, khi đó bạn có thể cấu hình để kết nối an toàn cho các máy khách này. Khi cài đặt các tài khoản, bạn cần phải chọn kết nối POP hoặc IMAP – cả hai đều được thực heienj trong chế độ an toàn, đây là một tùy chọn trong cấu hình tài khoản.
Lưu ý rằng kết nối POP và IMAP chỉ mã hóa bản thân các dữ liệu đăng nhập - username và password – đến máy chủ email. Các giao thức này không mã hóa toàn bộ nội dung email.
Máy khách email của bạn cũng có thể cung cấp tùy chọn cho phép sử dụng TLS (Transport Layer Security). TLS về cơ bản tương đương như HTTPS, có nghĩa rằng nó sẽ mã hóa tất cả các dữ liệu truyền tải trong mạng (giữa máy chủ và máy khách). Một điều quan trọng cần lưu ý ở đây là TLS không mã hóa inbox – các thư trong inbox của bạn không được mã hóa và bất cứ ai khi truy cập vào tài khoản email của bạn đều có thể đọc được các thư. TLS chỉ mã hóa các thư trong quá trình truyền tải.
3. Lưu ý khi sử dụng webmail
Sự xuất hiện của các dịch vụ webmail, chẳng hạn như Gmail, Yahoo Mail và thậm chí Outlook Web Access, cho phép người dùng có thể sử dụng email một cách thuận tiện bất cứ nơi đây qua trình duyệt web. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người dùng cần phải có một số lưu ý.
Khi sử dụng webmail trên các máy tính công, chẳng hạn như các máy tính tại thư viện hay trong ký túc xá (hoặc đơn giản chỉ duyệt trên máy tính của một ai đó), bạn cần tránh để xót lại các thông tin phía sau các máy tính này.
Cách phòng chống rõ rệt nhất là nhớ đăng xuất khỏi webmail trước khi rời đi khỏi máy tính. Những người thận trọng nhất trong số chúng ta cũng có thể quên bước đơn giản này, đặc biệt khi say mêm với những thứ như iPods và iPhones.
Tuy nhiên việc đăng xuất đơn giản này sẽ là không đủ để chống lại một hacker có nhiều kinh nghiệm. Một hacker tinh vi có thể sử dụng máy tính mà bạn vừa sử dụng, copy lưu ký trình duyệt và các cookies vào một ổ USB để thực hiện phân tích dữ liệu sau đó. Bất cứ thẻ hữu dụng nào hoặc các gợi ý nào đối với tài khoản webmail đều có thể được mang ra sử dụng. Tuy các bản ghi này có thể không có đủ các mật khẩu của bạn nhưng chúng cũng cung cấp đủ các thông tin để phục vụ cho điểm khởi đầu của một tấn công.
Đóng trình duyệt sau session làm việc là một ý tưởng tốt. Cách thức này có thể xóa bớt đi một số thông tin bản ghi. Tuy nhiên tốt hơn nữa, bạn có thể chuyển từ chế độ duyệt public sang chế độ private trước khi kết nối với webmail. Cần lưu ý không phải tất cả các trình duyệt web đều hỗ trợ chế độ duyệt riêng tư này và các chuyển sang chế độ này ở các trình duyệt là hoàn toàn khác nhau, do đó bạn nên xem hướng dẫn của chúng. Bạn cần nhớ thoát chế độ private khi thôi không sử dụng webmail, khi đó trình duyệt sẽ phá hủy tất cả các history hay cookies có liên quan với session làm việc của bạn.
4. Giữ hệ điều hành không bị tiêm nhiễm
Ở phần trên chúng ta vẫn chưa đề cập về mật khẩu tài khoản email. Rõ ràng độ dài hay kết hợp một số ký tự đặc biệt vào mật khẩu có thể giúp bạn an toàn hơn chút ít nhưng sẽ không có sự khác biệt gì nếu máy tính bị tiêm nhiễm malware.
Đây là một vấn đề lớn ngày nay – malware từ phần mềm bị tiêm nhiễm và từ các download có thể cài đặt các bộ keylogger hay một số kiểu phần mềm sniffer khác trên máy tính, từ đó các phần mềm này sẽ lấy được mật khẩu mà bạn nhập vào (hay lưu từ trước).
Vì vậy, cách phòng chống tốt nhất cho các mật khẩu email của bạn không nằm ở bản thân mật khẩu mà đúng hơn là cần phải giữ cho hệ điều hành của bạn khỏe mạnh, không bị tiêm nhiễm các phần mềm độc hại. Điều đó có nghĩa rằng bạn cần triển khai các bộ quét malware, chẳng hạn như Windows Defender, Windows Security Essentials, hoặc các công cụ của các hãng thứ ba như AVG, Avast, Spybot Search and Destroy, hay Malwarebytes, các phần mềm này sẽ giúp bạn giảm được cơ hội gây tiêm nhiễm từ malware đánh cắp mật khẩu.
Theo XHTT

17/3/11

Ubuntu Linux 11.04 rục rịch ra mắt với bộ cánh mới Unity

Mặc dù vẫn chưa phát hành phiên bản cuối cùng nhưng cộng đồng người dùng mã nguồn mở trung thành với hệ điều hành Ubuntu đang lên cơn sốt với quyết định bỏ nền tảng đồ hoạ GNOME để trở về với chuẩn Unity trên phiên bản 11.04, có tên mã Natty Narwhal.
Unity hứa hẹn sẽ giúp Ubuntu trở nên gần gũi hơn với người dùng…Windows

Với nhiều người, đây được xem là bước đi thụt lùi của Canonical, chủ quản Ubuntu khi Unity vốn đã từng một thời ngự trị trên hệ điều hành này.
Phiên bản thử nghiệm Alpha 3 phát hành gần đây nhất của Ubuntu (theo kế hoạch, bản chính thức sẽ có mặt vào đầu tháng 04 tới) chứng kiến sự trở lại của giao diện chuẩn Unity. Mặc dù vẫn chưa thay thế hoàn toàn chuẩn GNOME nhưng Unity đã trở thành một tuỳ chọn mới dành cho người dùng cuối.
Dẫu vậy, chưa thể hiện được nhiều, Unity đã phải nhận sự ghẻ lạnh của cộng đồng người dùng trung thành với GNOME. Lí do là, phiên bản 11.04 đã được âm thầm phát triển, Canonical hoàn toàn kín cổng cao tường và không quan tâm tới ý kiến tư vấn của các chuyên gia GNOME cũng như nguyện vọng của cộng đồng mã mở. Thậm chí, vì vụ việc này, các tín đồ GNOME còn ví người điều hành dự án Ubuntu Mark Shuttleworth với Steve Jobs, kiến trúc sư trưởng Apple, người vẫn thường âm thầm đưa ra những quyết định ít ai ngờ tới.

Ưu điểm và hạn chế
Trên thực tế, Unity có không ít ưu điểm. Không chỉ gọn nhẹ, giao diện của Unity thực sự bắt mắt và xét tổng thể, nền tảng đồ hoạ này giúp Ubuntu thân thiện hơn với người dùng Linux. Lâu nay, Linux nói chung và Ubuntu vẫn bị xem là xấu xí so với Mac OS và Windows. Có vẻ như chuyển sang Unity là một bước đi hợp lý.
LibreOffice Writer sẽ thay thế OpenOffice trên Ubuntu 11.4. Ảnh ZDNET

Unity mang đến khá nhiều điểm mới mẻ, nhất là ở sự giản đơn dễ chịu, so với vẻ rắc rối truyền thống của nền tảng GNOME. Unity thực sự đã “giảm mỡ” cho GNOME, nhất là ở menu tuỳ chỉnh, khiến cho nền tảng Linux trở nên gần gũi hơn so với Windows khi menu “Laucher” đứng sẽ hiển thị những tác vụ đang chạy cũng như các chương trình, ứng dụng thường dùng. Thanh công cụ này cũng tích hợp bộ máy tìm kiếm giúp người dùng gọi dữ liệu dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, vì quá mới mẻ, Unity có thể sẽ tạo ra một thói quen mới, hoàn toàn khác so với cách thức sử dụng Ubuntu lâu nay trên GNOME. Unity đã học theo phong cách của Mac trong việc hiển thị và quản lý ứng dụng trên màn hình. Rõ ràng, người dùng sẽ phải bỏ thêm thời gian để làm mới lại tư duy sử dụng hệ điều hành “chim cánh cụt” lâu nay.
Ngoài ra, việc tuỳ chỉnh thanh điều hướng và quản lý hệ thống Laucher nằm ở phía trái màn hình là tương đối khó khăn. Người dùng không thể đưa Laucher xuống phía dưới màn hình như trên Windows 7. Ngoài ra, bạn sẽ không thể sử dụng menu chuột phải để thêm vào các widget như trên thanh điều khiển của GNOME. Bạn cũng sẽ không có biểu tượng mặc định dành cho Control Center cũng như hàng loạt tuỳ chỉnh tối ưu khác trên Ubuntu vốn vẫn dễ dàng thực hiện cùng GNOME.
Cách sắp xếp và gọi ứng dụng từ thanh ngang trên Unity là khá lạ mắt với cộng đồng GNOME. Ảnh ZDNET
Công cụ tìm kiếm sẽ đóng vai trò quan trọng trên Ubuntu khi dùng Unity. Ảnh ZDNET

Nhìn chung, vẫn cần rất nhiều cải tiến trước khi Unity có thể thực sự làm nên một cuộc cách mạng về giao diện người dùng trên Ubuntu. Rất may là, hiện các nhà phát triển Ubuntu vẫn chưa “đá” hẳn GNOME. Để trở về giao diện quen thuộc, bạn chỉ cần chọn “Ubuntu Classic Desktop” khi đăng nhập. Với bước đi này, rõ ràng Ubuntu đang cố vạch ra một con đường riêng so với Debian, Fedora và cả OpenSUSE, nhất là trong nỗ lực mang Linux và Ubuntu đến gần người dùng cuối hơn bằng vẻ hấp dẫn về giao diện, thân thiện với người dùng trung bình.
Ubuntu “nghỉ chơi” với phiên bản Netbook Edition
Canonical cũng vừa chính thức thông báo sẽ ngừng phát triển phiên bản Netbook Edition, với lí do Ubuntu chuyển sang dùng nền tảng Unity thay vì GNOME. Theo khẳng định từ phía Canonical, giao diện mới này có thể hoạt động trên hàng loạt thiết bị từ netbook, laptop, desktop... Do đó, phiên bản Netbook Edition sẽ không còn cần thiết nữa mà được trang bị tích hợp trong phiên bản Ubuntu chuẩn dành cho desktop.

NHẬT VƯƠNG tổng hợp

15/3/11

Google Profiles "học theo" Facebook

Google Profiles vừa cải tiến giao diện hiển thị mới theo phong cách Facebook, cho phép người dùng cập nhật thông tin cá nhân chi tiết hơn.
Giao diện Google Profiles tiếng Việt

Có khá ít người dùng Gmail hay các dịch vụ của Google như Google Docs biết mình cũng hiện diện trong Google Profiles với những thông tin cá nhân mà "ông lớn" này thu thập và tổng hợp lại vào một nơi.
Google cũng đưa dịch vụ Buzz gắn kết vào trong Google Profiles, hiển thị những dòng trạng thái (status) hay hình ảnh mới nhất của người dùng. Những người theo dõi "profile" của bạn sẽ có thể bình luận hay "thích" (like) thông tin trạng thái trên.
Tuy Buzz ra mắt từ tháng 2-2010 nhưng vẫn không gặt hái được trái ngọt nào cho đến nay.
Google Profiles còn cho phép bạn gắn kết các dịch vụ web khác vào ngay trong phần Profile cá nhân như hình ảnh từ Flickr, PicasaWeb hay thông tin cập nhật từ Twitter.
Chọn lọc kết quả tìm kiếm
Google vừa ra mắt tính năng loại bỏ các kết quả tìm kiếm với hi vọng giúp người dùng lọc được những nội dung cần thiết và tránh các kết quả từ những nguồn không mong muốn.
Tùy chọn khóa hiển thị tất cả những liên kết của một trang web trong kết quả tìm kiếm

Với tính năng mới này, người dùng Google có thể “né” các kết quả tìm kiếm từ các trang web không mong muốn bằng cách loại bỏ chúng khỏi danh sách kết quả trả về.
Những nguồn đã bị bỏ qua sẽ được Google ghi nhớ thông qua tài khoản Google của người dùng và sẽ không có mặt trong những lần tìm kiếm tiếp theo.
Các tìm kiếm tiếp theo dẫn đến các trang web không mong muốn sẽ hiển thị thông báo chúng đã bị chặn.
Trên blog, Google đã giải thích về việc bổ sung tính năng này vì muốn cá nhân hóa kết quả tìm kiếm, đơn giản vì người dùng sẽ không thích những nguồn tin hay đăng lại, khiêu dâm hoặc có nội dung mang tính xúc phạm…
Việc nhường quyền lọc kết quả rác cho người dùng cũng sẽ giúp Google thu thập được những địa chỉ đen chuyên sao chép nội dung từ các site khác hoặc những website độc hại.
Điều này sẽ giúp ích cho Google trong việc đánh giá những website nào là “chất lượng” - vấn đề đang gây ra nhiều tranh cãi vì ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) của các doanh nghiệp.
Để sử dụng tính năng mới này, người dùng cần truy cập Google từ phiên bản trình duyệt Chrome 9 hay Firefox 3.5 trở về sau. Hiện chức năng này vẫn đang được thử nghiệm trên trang Google tiếng Anh và sẽ sớm ứng dụng rộng rãi trong thời gian tới.

Theo TuoiTre.vn

10/3/11

Học anh văn trực tuyến với bộ vide MISTERDUNCAN

Chào mọi người, hôm nay tìm được 1 bộ video dạy anh văn của MISTERDUNCAN. Đặc điểm của bộ video này là dành cho kiến thức căn bản, với sự dàn dựng rất hài hước của nhân vật giúp bạn thoải mái hơn trong quá trình học của mình.


Đây là URL: http://www.youtube.com/watch?v=6f_FtzgL9y4&feature=PlayList&p=F467B6C12B713A03&playnext=1&playnext_from=PL&index=1

Chúc bạn học tốt !

Tin học & Ứng dụng

9/3/11

Hướng dẫn reset mật khẩu admin trong Drupal 7

Chào mọi người,

Sau 1 thời gian mày mò vì bị quên mật khẩu. Và thật là khó khăn khi mình cài đặt drupal trên localhost, chức năng đổi mật khẩu qua email không hoạt động. Và nếu bạn làm theo cách thông thường là vào phpmyadmin, tìm đúng user admin và thay bằng mã MD5 của bạn vào như bao opensource khác thì đó là một sai lầm đáng tiếc, vì drupal không chấp nhận như vậy.



Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn cách để lấy lại mật khẩu như sau:

Bước 1: Tạo file mang tên pass.php và đặt trong thư mục root nơi cài drupal.
Bước 2: Mở file pass.php và điền các nội dung sau vào:
// $Id: index.php,v 1.99 2009/10/15 14:07:25 dries Exp $

/**
* @file
* The PHP page that serves all page requests on a Drupal installation.
*
* The routines here dispatch control to the appropriate handler, which then
* prints the appropriate page.
*
* All Drupal code is released under the GNU General Public License.
* See COPYRIGHT.txt and LICENSE.txt.
*/

/**
* Root directory of Drupal installation.
*/
define('DRUPAL_ROOT', getcwd());

require_once DRUPAL_ROOT . '/includes/bootstrap.inc';
drupal_bootstrap(DRUPAL_BOOTSTRAP_FULL);

require_once 'includes/password.inc';
echo user_hash_password('mynewpassword');
die();

menu_execute_active_handler();


Bước 3: Hãy điền mật khẩu mới của bạn vào dòng chữ  mynewpassword và lưu file pass.php lại.
Bước 4: Mở trình duyệt và chạy file pass.php ( ví dụ: locahost/drupal/pass.php) và copy mã hash xuất hiện trên màn hình.
Bước 5: Truy cập vào phpmyadmin, tìm đúng user admin, sau đó cập nhật lại mật khẩu bằng cách past mã hash vào. Hoặc bạn có thể dùng câu lệnh SQL sau: UPDATE users SET pass = '[hash]' WHERE uid = [N];


Với cách này bạn hoàn toàn có thể sử dụng trên host, nhưng lưu ý là phải xóa file pass.php sau khi thực hiện xong.

Chúc các bạn thành công.

Tin học & Ứng dụng