30/5/10

Những quyết định chuyển việc sai lầm

Có những người đưa ra quyết định thay đổi công việc đánh dấu sự thành công, nhưng cũng có những quyết định làm thui chột khả năng phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp của mình.

Tham khảo những quyết định chuyển việc sai lầm dưới đây sẽ giúp bạn rút ra được bài học bổ ích trong con đường công danh của mình:



1- Khi không có một lý do cụ thể

Đó là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhưng dễ mắc phải nhất. Tâm lý “đứng núi này trông núi nọ” là thủ phạm chính của những quyết định chuyển việc kiểu này. Với chỗ làm hiện tại và vị trí hiện tại họ không gặp phải bất kể vấn đề gì. Nhưng khi nhìn thấy người khác cũng như những vị trí khác đang tuyển dụng, họ lại bị dao động...

Những quyết định kiểu này khiến cho họ không thể có một chỗ đứng vững chắc ở bất kỳ một vị trí nào. Bởi ở bất kỳ vị trí nào họ cũng thấy không an toàn và không được thỏa mãn. Tìm kiếm thành công trong công việc là cực kỳ khó khăn với họ bởi họ không toàn tâm toàn ý với bất cứ công việc nào.

2- Thiếu hiểu biết và kinh nghiệm

Hiểu biểt và kinh nghiệm là một yếu tố cần phải có khi bạn muốn bắt tay vào một công việc mới. Bởi nếu không có hiểu biết và kinh nghiệm bạn lại quay về vạch xuất phát trên con đường công danh của mình. Chính vì thế đừng có chuyển sang một công việc mới, một lĩnh vực mới khi chưa biết gì về nó. Hãy tự tìm hiểu và trau dồi về lĩnh vực đó trước khi đưa ra quyết định cuối cùng nếu không muốn bắt tay vào một hành trình trong bóng tối.

3- Thay đổi vì tiền

Người ta đi làm đều vì miếng cơm manh áo - không ai phủ nhận điều này. Nhưng nó sẽ là nguyên nhân cho sự thất bại nếu như tiền là động lực duy nhất để chuyển đổi công việc. Hãy bỏ qua màu xanh của chiếc lá và nhìn vào tổng thể bức tranh rộng lớn. Chất lượng của cuộc sống không được đo bằng tiền mà được do bằng sự hài lòng trong công việc bạn đang làm.

4- Sự hấp dẫn của những lĩnh vực mới

Lĩnh vực mới những mời chào vô cùng đẹp như: lương cao, thăng tiến, môi trường làm việc chuyên nghiệp.... sẽ quyến rũ bạn? Chắc chắn rồi. Nhưng hãy nhớ rằng cạm bẫy trong những thứ tưởng chừng như rất hấp dẫn đó cũng không hề ít. Môi trường làm việc chuyên nghiệp? Bạn có thực sự đủ chuyên nghiệp để không trở thành lạc lõng trong môi trường ấy? Lương cao và cơ hội thăng tiến? Liệu bạn có đủ năng lực và lòng kiên trì để vượt qua những đòi hỏi của nhà tuyển dụng để nhận được mức thu nhập hài lòng?

5- Quá sức

Lỗi này được xem là vô cùng phổ biến trên thị trường việc làm hiện nay. Rất nhiều người khi nắm giữ tấm bằng khá/giỏi đại học trong tay đã tự cho rằng thế là đủ là chức trưởng phòng, trợ lý… Một người có tấm bằng MBA trong tay đã vội nghĩ rằng mình có thể đảm nhiệm vị trí điều hành trong một công ty có tới 500 nhân viên. Câu hỏi các nhà tư vấn đặt ra vô cùng đơn giản: Bạn có ý thức rõ ràng được yêu cầu thực sự của những vị trí bạn đang muốn hướng tới hay không? Nó có đơn giản là chỉ cần bằng cấp không? Tất nhiên bằng cấp là nền tảng của bất cứ thứ nghề nghiệp nào, nhưng kinh nghiệm là thứ luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao - thậm chí ngang bằng với bằng cấp. Chính vì thế sẽ là sai lầm nếu như bạn chuyển việc chỉ vì nghĩ rằng những bằng cấp mình đang có phù hợp với vị trí đó. Đừng quên kiểm tra lại cả kinh nghiệm và hiểu biết xã hội của bản thân.

6- Quá phụ thuộc vào những lời khuyên bên ngoài

Trước khi có quyết định chuyển việc, bạn tham khảo ý kiến của những người thân, những người có kinh nghiệm, những người trong nghề, những chuyên gia tư vấn – đó là một việc làm hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên dựa hoàn toàn vào những lời khuyên này để chuyển việc lại là một quyết định sai lầm lớn. Chính bạn mới là người phải đối mặt với những thời cơ và thách thức trong công việc mới chứ không phải là họ. Ý kiến của họ chỉ nên mang tính chất tham khảo chứ không mang tính chất quyết định. Nên nhớ rằng chính bạn mới quyết định được vận mệnh của bạn chứ không phải là họ - hay bất cứ một nhân vật nào khác.

7- Không định hướng

Cũng giống như một cái máy trong sản xuất, bạn luôn phải thiết lập cho nó một hiệu suất tối đa có thể đạt được. Nếu công việc mới là niềm mơ ước của bạn, trước khi chuyển bạn nên xác định cho mình một định hướng, một mục tiêu phấn đấu rõ ràng trong công việc này. Xác định rõ ràng bạn muốn đạt được cái gì khi quyết định có sự thay đổi này: cơ hội thăng tiến, địa vị xã hội, tiền bạc hay là môi trường học hỏi? Hãy nghĩ về câu nói: “Nếu không có kế hoạch trước, mọi kế hoạch đều thất bại” làm cơ sở cho mọi quyết định của mình.

8- Thiếu chăm chút bản CV

CV là một trong những cánh cửa để bạn bước vào công việc mới. Hãy chăm chút nó trước khi gửi ra bên ngoài. Rất nhiều người không nhận thức rõ được sức mạnh vô cùng của một bản CV tốt đem lại cũng như những tai hại của một CV cẩu thả. Nếu bạn có ý định chuyển tới một nơi làm việc khác, hãy chỉn chu với bản CV của mình, đừng gửi chỉ vì lấy lệ, gửi cho xong với tâm niệm: “được thì được, chẳng được thì thôi”.

9- Thiếu liên lạc với nhà tuyển dụng

Bạn có ý định chuyển việc, bạn nộp hồ sơ cho nhà tuyển dụng - và bạn yên tâm chờ họ hồi âm lại với bạn? Đó là một những quyết định sai lầm, chẳng khác nào ngồi “ôm cây đợi thỏ”. Hãy liên lạc với nhà tuyển dụng thường xuyên để chứng tỏ rằng bạn rất nhiệt tình và nhiệt tâm với công việc này, và để biến giấc mơ về một công việc mới trở thành sự thật.

10- Thiếu tự tin

Tự tin là một trong những yếu tố đầu tiên làm nên thành công trong bất kỳ công việc nào. Thiếu tự tin là một rào cản lớn trong việc thực hiện những mục tiêu và định hướng đề ra trong công việc mới. Đó là lý do vì sao hầu hết mọi người đều đồng ý rằng chuyển việc khi thiếu niềm tin vào năng lực của mình là một trong những sai lầm khi đặt chân vào một miền đất mới.

11. Để lộ ý định chuyển việc quá sớm

Cuối cùng sẽ là rất sai lầm nếu bạn để lộ ý định chuyển đi của mình trong công ty hiện tại quá sớm. Không một nhà tuyển dụng nào thích một nhân viên luôn nhấp nhổm tìm kiếm chuyển chỗ này chỗ khác, không chuyên tâm cho công việc hiện tại. Thông báo quá sớm đôi khi đẩy bạn vào những khó khăn, phiền phức không lường hết được. Bạn nên cho sếp biết việc bạn chuyển đi trước 1 đến 2 tuần sau khi có quyết định chấp nhận nhân sự chính thức từ bên kia.

Nguồn: http://www.danong.com/Home/News/Kien-thuc-khoi-nghiep/8/20100526/7575/Nhung-quyet-dinh-chuyen-viec-sai-lam.html

29/5/10

Các bước Thiết kế giao diện Website – Phần 2

Xem phần 1 tại: http://tinhocvaungdung.blogspot.com/2010/05/cac-buoc-thiet-ke-giao-dien-website.html

Xây dựng khung nội dung (Phần 2)

Trong một bài viết cách đây không lâu, tớ đã giới thiệu với các bạn hai bước đầu tiên từ những kinh nghiệm của bản thân tớ để giúp những bạn mới bắt đầu và có ý định thiết kế một trang web riêng cho mình – bao gồm quá trình đi tìm cảm hứng từ những thiết kế sẵn có và từ đó bước đầu hình thành ý tưởng cho trang web của riêng mình. Có thể nói ở hai bước đầu tiên, bạn dường như chỉ là đi ngắm những gì của người khác (tìm cảm hứng) và mặc dù đã bắt đầu suy nghĩ về trang web của mình (hình thành ý tưởng), nói chung bạn vẫn chưa thật sự “thiết kế” bất kỳ thứ gì cho trang web của mình. Trong bước thứ 3 mà tớ sẽ mô tả trong bài viết này, các bạn sẽ thật sự bắt đầu phải sắn tay áo và động não đưa ra những ý tưởng của riêng mình và bắt đầu quá trình trình thiết kế một trang web thực sự.

Nhắc lại

Trước khi bắt đầu, sẽ không là thừa để nhắc lại những gì chúng ta đã có được từ những bước trước đó.

Cảm hứng

Ở bước 1 – sau khi xem những thiết kế của người khác, bạn đã bắt đầu có được cái “hứng” để xây dựng một trang web cho riêng mình. Một lần nữa không thể không nhắc lại tầm quan trọng của “cảm hứng”. “Cảm hứng” không thể tự nhiên xuất hiện chỉ vì bạn xác định rằng mình cần có một trang web riêng, mặc dù đó chính là lý do khiến bạn đi tìm cảm hứng. Không giống như trong các lĩnh vực nghệ thuật khác bạn vốn không biết được khi nào thì cảm hứng sẽ đến với mình, trong thiết kế bạn hoàn toàn có thể thực hiện quá trình gọi là “đi tìm cảm hứng” mà tớ đã mô tả ở bài viết trước.

“Cảm hứng” là gì? Đó là một sự thôi thúc mà một khi cảm nhận được nó, bạn chỉ muốn bắt tay vào làm ngay và ước như đừng có gì làm gián đoạn quá trình đó. Một khi bạn đã có được cái gọi là “cảm hứng” đó thì mọi thứ dường như đều tự nhiên xuất hiện – như nó đã có sẵn từ trước đó vậy. Từ kinh nghiệm của tớ, bạn hoàn toàn có thể đánh mất cái cảm hứng của mình một cách nhanh chóng – và điều này rất thường hay xảy ra nếu như bạn bị gián đoạn giữa bước 1 và bước 2 và thậm chí đôi khi là giữa quá trình thiết kế chi tiết. Tớ sẽ nói thêm về điều này ở sau, nhưng điều quan trọng bạn nên nhớ là bạn hoàn toàn có thể tìm lại được nó với một chút thời gian tạm xa nó rồi quay lại bước 1.

Ý tưởng

Từ những trang web mà bạn đã xem, bước đầu bạn đã ghi nhận những điểm mà mình muốn thiết kế của mình thể hiện. Mặc dù bạn có thể không nhận ra, chính trong quá trình xem và chọn lọc những điểm nhấn mà bạn thích từ những thiết kế của người khác, bạn đã tự mình khám phá chính mình. Tại sao bạn thích và ghi lại cái cách phối màu mà trang AllWomenTalks sử dụng? Tớ có thể tự tin để khẳng định rằng bạn là một cô gái với một tâm hồn lãng mạn, nữ tính và thậm chí… thích sử uỷ mị.

Bước 3: Xây dựng khung nội dung



Thế nào gọi là xây dựng khung nội dung? Đó là quá trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi – nếu nhìn từ xa, bố cục trang web của bạn sẽ trông như thế nào. Thuật ngữ trong thiết kế thường gọi quá trình này là “prototyping” – tức xây dựng mô hình mẫu. Một bức hình có thể thay vạn lời giải thích – đây là cái gọi là “khung nội dung” (tớ thực hiện khi thiết kế Người Tập Viết phiên bản 4 hiện tại):

Mặc dù bất kỳ ai theo học những khoá về thiết kế giao diện tương tác với người dùng cũng sẽ đều được chỉ bảo rằng bạn phải làm bước này trước khi chính thức thiết kế giao diện thật sự, từ kinh nghiệm của bản thân, khi mới bắt đầu thiết kế (và thậm chí là hiện tại), tớ rất thường hay bỏ qua bước này và nhảy thẳng đến công đoạn thiết kế chi tiết (sẽ được viết trong bài kế tiếp). Thực tế là trừ khi bạn thiết kế một trang web lớn hoặc thật sự quan tâm đến những vấn đề về giao diện, việc thiết kế mẫu thường rất tốn thời gian trong khi hiệu quả lại không rõ ràng lắm. Nói vậy nhưng là dân thiết kế chuyên nghiệp, tớ vẫn không thể không nhắc đến bước này. Thời gian càng về sau này, trong phần lớn những thiết kế của mình tớ đều chịu khó dành thời gian để thực hiện nó và có thể nói lợi ích của nó thường được thể hiện rất rõ trong việc hỗ trợ quá trình thiết kế chi tiết. Tớ cho rằng việc tập thói quen thiết kế khung đối với những trang web đơn giản sẽ giúp bạn tích luỹ những kỹ năng cần thiết để dành khi cần phải áp dụng nó cho những thiết kế lớn hơn.

Mục đích của việc thiết kế khung giao diện không phải là để tạo ra giao diện – bạn đơn giản là tạo một mô hình “thô” của giao diện. Bạn không cần quan tâm về màu sắc. Bạn cũng không cần quan tâm về những biểu tượng cụ thể được sử dụng là gì. Nói tóm lại, bạn không phải quan tâm về những chi tiết nhỏ của thiết kế mà chỉ cần tập trung vào bức tranh tổng thể của trang web (tưởng tượng nếu bạn đứng cách xa màn hình 5 mét và nhìn trang web của mình sẽ như thế nào – chắc chắn bạn sẽ không thấy cụ thể nội dung mà chỉ thấy bố cục của nó).

Nếu theo đúng bài bản, việc thiết kế khung nội dung đòi hỏi bạn phải trải qua một quá trình phân tích và tìm hiểu rất chi tiết về nội dung và tương tác thực tế với người dùng – như cái cách mà 37 Signals giới thiệu về quá trình họ thiết kế một mẫu hiển thị thông tin đơn giản của hệ thống. Tuy nhiên, việc áp dụng một quá trình “khoa học” như vậy có lẽ là không phù hợp với phần lớn những trang web nhỏ và đôi khi khiến người thiết kế mới bắt đầu rất nản và có xu hướng bỏ qua khi không thấy được hiệu quả trực tiếp của nó. Vậy nên tớ sẽ tóm tắt nó thành 2 bước chính:

* Xác định và phân loại nội dung sẽ xuất hiện. Ví dụ như nếu đó là một trang blog thì thường sẽ có những đối tượng chính sau: Tiêu đề, danh sách các phân mục, cột nội dung bài viết, các liên kết bạn bè. Tuỳ theo mục đích cụ thể, bạn có thể có thêm những đối tượng nội dung khác – ví dụ như những phản hồi gần đây nhất, cột ghi chép nhanh,…

* Sắp xếp những đối tượng nội dung này theo từng khối.

Một trong những quyết định quan trọng nhất mà bạn sẽ phải lựa chọn trong bước này chính là về bố cục trình bày thông tin – trang web sẽ được chia làm 1 cột, 2 cột hay 3 cột (phổ biến với các trang nội dung). Kinh nghiệm của tớ cho thấy rằng dường như tất cả các thiết kế trang web nội dung đều bắt đầu từ quyết định lựa chọn số cột để trình bày nội dung và nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những quyết định cụ thể sau đó. Thông thường thì thông tin này sẽ được hình thành từ 2 bước trước đó – nhưng nếu bạn đã có sẵn ý tưởng từ trước về bố cục giao diện thì bạn vẫn có thể hoàn toàn thực hiện nó trước. Để giúp các bạn có thêm thông tin trước khi lựa chọn – đặc biệt là nếu bạn thiết kế cho blog của mình – bạn có thể thử trả lời câu hỏi Bạn đã có sẵn nhiều nội dung chưa?

Nếu bạn chỉ mới bắt đầu viết mà chọn cho mình một giao diện 3 cột sẽ khiến trang web của bạn trở nên trống trải. Trong tình huống đó, có lẽ bạn nên thử tìm một thiết kế đơn giản 2 cột trong thời gian tích luỹ nội dung – và đến khi đã có tương đối nhiều những bài viết thì bạn có thể chuyển sang giao diện 3 cột. Thực tế là nếu bạn thiết kế blog thì nên cực kỳ hạn chế việc sử dụng giao diện 3 cột ngay cả khi đã có nhiều nội dung. Với độ phân giải của màn hình ở Việt Nam phần lớn chỉ giới hạn ở 1024 x 768, bạn thường sẽ chỉ có tối đa là 950px bề rộng cho 3 cột. Trong blog, cột nội dung chính thường sẽ chiếm ít nhất một nữa bề rộng – tức bạn sẽ chỉ còn khoảng 400px cho 2 cột nội dung còn lại sau khi đã trừ đi các khoảng cách canh lề dừa các cột và với 2 cạnh của cửa sổ trình duyệt. Bạn có thể sẽ nhét được tiêu đề các danh mục và vài liên kết ngắn ở một trong 2 cột đó, nhưng chắc chắn phần còn lại sẽ không đủ để đưa các nội dung lớn.

Ở đây tớ sẽ đi xa hơn một chút so với bước này để nói về những chi tiết kỹ thuật cụ thể – vì tớ đã có kinh nghiệm về những hệ quả tương ứng khi chuyển sang thiết kế – để các bạn có được cái nhìn tổng quan hơn trước khi quyết định lựa chọn, còn lý thuyết về quá trình xây dựng khung nội dung không đòi hỏi bạn phải lo lắng về những chi tiết như vậy.

Các trang chủ báo chí (như VietnamNet) có thể sử dụng giao diện 3 cột bởi họ chỉ cần đưa tiêu đề ngắn của các bản tin trong mỗi cột – nhưng điều đó không áp dụng được với những trang blog. Tất nhiên nói vậy không có nghĩa là giao diện 3 cột hoàn toàn không thể áp dụng thành công trong blog – một ví dụ chính là thiết kế giao diện phiên bản Người Tập Viết 3.0 (nói mà không biết xấu hổ :) – và cách mà tớ đạt được điều đó là bằng cách giảm cỡ chữ của các cột nội dung phụ (90% cột nội dung gốc); nhưng ngay cả vậy thì những nội dung này vẫn bị giới hạn rất nhiều về độ dài.

Là người thiết kế nên tớ rất coi trọng cách mà nội dung sẽ xuất hiện. Đôi khi sẵn sàng ngồi… viết lại một đoạn chỉ để nó hiển thị “đẹp” hơn. Tớ cũng tạo ra một hệ thống xử lý tự động riêng trong Photoshop (”action”) cho mỗi bức hình tớ đưa lên Người Tập Viết – và thậm chí còn ngồi chọn những bức hình nào có màu sắc phù hợp với giao diện. Bạn cần suy xét xem mình có đủ sự tỉ mỉ như vậy không?

Để kết thúc bài viết, sau đây là một vài kinh nghiệm có thể giúp bạn trong quá trình này:

* Không dùng phần mềm để vẽ. Ở giai đoạn này, bạn cần có khả năng vẽ và xoá thật nhanh để chuyển hoá và thử nghiệm những ý tưởng nảy sinh trong quá trình này. Sử dụng phần mềm dù đơn giản và dễ sử dụng đến mấy cũng sẽ đòi hỏi bạn phải thực hiện nhiều thao tác kỹ thuật.
* Bạn có thể sử dụng bút chì, một cục tẩy và vài tờ giấy – nhưng tốt nhất theo tớ vẫn là có một tấm bảng và vài cây bút lông màu khác nhau (như tớ trong hình ở đầu bài viết). Không chỉ việc xoá và vẽ lại trên bảng dễ hơn rất nhiều so với trên giấy, tớ có cảm giác rằng khi bạn đang đứng và vẽ trên bảng, khả năng “sáng tạo” của bạn sẽ được tăng cường.
* Những thành phần duy nhất mà bạn cần vẽ có lẽ sẽ chỉ là những hình chữ nhật. Bạn biểu diễn danh sách phân mục bằng một cái hộp, cột nội dung bằng một cái hộp khác cao và to hơn,…
* Hãy để những bảng vẽ của bạn xuất hiện trước mắt bạn vài ngày. Điều này dễ thực hiện nếu bạn có một tấm bảng vẽ như tớ – chỉ cần bạn không xoá thì mỗi ngày dù đang làm việc khác bạn cũng sẽ thấy nó – và đôi khi trong những lúc không tập trung như vậy bạn sẽ có được những ý tưởng chỉnh sửa đáng giá.
* Mặc dù chỉ là bản vẻ khung thô, nhìn từ xa bạn phải cảm thấy được cái giao diện và hài lòng với nó. Nếu nhìn vào bố cục mà bạn cảm thấy còn hơi “khó chịu” thì chứng tỏ nó chưa đạt tiêu chuẩn về bố cục. Nên nhớ, mặc dù ở giao diện thực tế, người dùng sẽ không chỉ thấy nội dung như những cái hộp – nhưng trong tiềm thức của bộ não – nội dung sẽ được thể hiện như những cái hộp và nó đóng một phần rất quan trọng trong nhận thức của người dùng về giao diện để họ quyết định có thích nó hay không.

Nói chung là những quyết định mà bạn lựa chọn ở bước này mặc dù rất chung chung những sẽ có ảnh hưởng rất lớn một khi bạn bắt đầu chuyển sang quá trình thiết kế chi tiết. Những bạn mới bắt đầu làm quen với việc thiết kế thường dễ dàng bỏ qua bước này bởi thấy nó không cần thiết, nhưng sự thật là nếu bạn làm tốt nó, những quyết định được đưa ra trong bước này sẽ giúp bạn giảm rất nhiều thời gian sắp xếp và chỉnh sửa trong quá trình thiết kế chi tiết. Còn nếu bạn đã có ý định phát triển theo hướng thiết kế giao diện người dùng (web hay ứng dụng phần mềm) thì có lẽ đây là một quá trình bắt buộc dù bạn có muốn hay không – hãy thực hành với những thiết kế nhỏ và đơn giản để tích luỹ kinh nghiệm cho mình.

Nguồn: http://www.freelancers.vn/Home/2010/03/24/cac-buoc-thiet-ke-giao-dien-website-phan-2/

Các bước Thiết kế giao diện Website – Phần 1

Bạn đã gặp rất nhiều trang web đẹp và giờ đây bạn muốn thiết kế một trang web riêng cho mình. Bạn cũng có chút khiếu về thẫm mỹ và cũng biết đôi chút về việc thiết kế web, nhưng bạn chưa bao giờ từng tự mình thiết kế ra một trang web hoàn chỉnh.

Đi tìm cảm hứng và hình thành ý tưởng

Bạn đã gặp rất nhiều trang web đẹp và giờ đây bạn muốn thiết kế một trang web riêng cho mình. Bạn cũng có chút khiếu về thẫm mỹ và cũng biết đôi chút về việc thiết kế web, nhưng bạn chưa bao giờ từng tự mình thiết kế ra một trang web hoàn chỉnh. Đã mấy lần bạn ngồi trước máy tính, quyết định sẽ làm cho mình một trang web – để rồi cả mấy tiếng sau vẫn chưa làm được gì? Bạn thật sự chẳng biết phải bắt đầu từ đâu cả…

Trong mọi việc, bước đầu tiên bao giờ cũng là bước khó nhất. Điều đó càng đúng với nếu bạn chưa có kinh nghiệm và không biết gì nhiều về những việc mà mình sẽ làm. Trong bài viết này (và hi vọng sẽ là bài mở đầu cho một loạt bài cùng chủ đề về thiết kế web), tớ sẽ nói về kinh nghiệm của tớ về những bước đầu tiên trong quá trình thiết kế một trang web mà tự tớ đã đúc kết và áp dụng trong mỗi thiết kế của mình. Bài viết cũng sẽ giúp bạn trả lời một một câu hỏi rất hay thường gặp ở những người mới bắt đầu làm thiết kế web là làm thế nào để lấy cảm hứng và ý tưởng của những trang web thiết kế đẹp mà bạn thích để tạo ra thiết kế riêng cho mình mà không rơi vào tình huống sao chép thiết kế của họ?

Tuy nhiên, phải nói trước, nếu bạn hi vọng đọc xong bài viết này sẽ giúp bạn thiết kế được một trang web hoàn chỉnh thì tớ e rằng sẽ làm bạn thất vọng. Trong bài viết, tớ sẽ giả định rằng các bạn đã có kiến thức về viết mã cho web cũng như đã sử dụng tương đối thành thạo một phần mềm đồ họa nào đó. Điều bạn cần chỉ là một hướng đi để bắt đầu – và tớ hi vọng từ những kinh nghiệm của mình sẽ giúp cho các bạn có được một hướng đi đúng.
Vậy bước đầu tiên sẽ là gì? Bước đầu tiên tuy khó để nghĩ ra, nhưng thường lại là bước dễ nhất và chẳng mấy ngạc nhiên một khi bạn đã biết về nó:

Bước 1: Tìm nguồn cảm hứng

Quá trình này trong thuật ngữ của dân thiết kế gọi là “get inspired”. Việc có được cảm hứng là một điều rất quan trọng trong những ngành nghệ thuật liên quan đến quá trình sáng tạo. Trong âm nhạc, nguồn cảm hứng có thể là từ một cảm xúc chợt đến trong một buổi chiều; Trong thơ, nó có thể bắt nguồn từ một cảnh quang thiên nhiên. Còn trong thiết kế, nguồn cảm hứng đến từ … những thiết kế khác. Chính vì vậy, không giống như trong thơ và nhạc việc tìm được nguồn cảm hứng thường đến một cách ngẫu nhiên và có phần may mắn, trong thiết kế, bạn có thể tự mình đi tìm nguồn cảm hứng. Hãy vào các trang sưu tầm và giới thiệu các thiết kế đẹp như CSSBeauty, CSS Vault, Design Shake và bạn sẽ thấy có rất nhiều thiết kế rất đẹp từ khắp nơi trên thế giới. Một vài điều đáng chú ý:

* Hãy chụp và lưu lại màn hình của các trang web mà bạn thích vào một thư mục trên máy tính. Các trang gallery thường để hình ảnh thu nhỏ và thường không có mấy tác dụng trong việc giúp bạn thấy được cái đẹp của thiết kế. Việc lưu lại hình ảnh ở độ phân giải thực không những sẽ đem lại cho bạn sự chi tiết mà còn giúp bạn xem lại những thiết kế này dễ dàng hơn về sau mà không cần phải mở trình duyệt ra.

Mẹo: Bạn có thể sử dụng plugin của Picnik cho Firefox để làm công việc này. Picnik cho phép bạn chụp nguyên trang hoặc một phần của màn hình rồi lưu trực tiếp vào các dịch vụ lưu ảnh trực tuyến như Flickr hay lưu trực tiếp vào máy.

* Ở bước này, bạn không cần phải nghĩ về thiết kế “tương lai” của mình mà hãy cứ việc dạo quanh một vòng và thưởng thức những thiết kế của người khác (giống như đi shopping vậy :) . Tuy nhiên, bạn cần xác định rõ trang web mà mình sẽ thiết kế là thuộc phân mục nào. Có rất nhiều thiết kế đẹp, nhưng không phải thiết kế nào cũng phù hợp với mục đích của bạn. Ví dụ như phong cách thiết kế của một trang web doanh nghiệp sẽ không phù hợp với một trang blog cá nhân. Việc xác định rõ ngay từ đầu sẽ giúp bạn bỏ qua rất nhanh những thiết kế không phù hợp (những gallery ở trên thường có đến hàng trăm thiết kế, việc ngồi xem hết từng cái là không thể).



Nếu bạn xác định rằng mình đang thiết kế giao diện cho blog, bạn sẽ dễ dàng bỏ qua những thiết kế như bên phải, trong khi dành nhiều chú ý hơn đến những thiết kế cho phép nhiều không gian để hiển thị bài viết như trong hình bên trái. Nhấn chuột vào hình để xem to hơn.

* Đừng ngồi quá lâu để xem cùng một lúc. Hãy dành thời gian làm việc khác, để hôm sau xem tiếp. Lý do là thường thì một khi xem quá lâu, càng về sau bạn sẽ càng cảm thấy mệt mỏi và khi đó dường như mọi thiết kế đều trở nên “nhàm nhàm” giống như nhau – mặc dù nếu bạn xem nó ngay từ lúc đầu thì bạn lại thấy nó đẹp. Vì vậy, sẽ là lý tưởng nếu mỗi ngày bạn chỉ xem vài ba thiết kế và đó là lý do tại sao tớ hay có thói quen sưu tầm thiết kế đẹp mỗi ngày – để đến lúc cần thì tớ đã có sẵn những thiết kế mà tớ thích. Nếu bạn xác định mình sẽ đi theo nghề thiết kế web, đó là một thói quen nên học.

Vậy khi nào thì bạn nên dừng lại? Khi nào thì bạn biết rằng mình đã tìm được nguồn cảm hứng? Rất khó để trả lời được câu hỏi này. Sẽ có những lúc mà bạn bắt gặp một trang web quá đẹp mà bạn chỉ muốn dừng lại và bắt tay ngay vào việc thiết kế một trang web tương tự. Nhưng trừ khi bạn muốn sao chép nguyên xi thiết kế của họ (mà như vậy thì đã chẳng gọi là thiết kế), cảm hứng từ một thiết kế như vậy sẽ không đủ để giúp bạn có thể làm nên thiết kế của riêng mình – mặc dù bạn có thể chắc chắn là thiết kế đó sẽ đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến thiết kế của bạn. Vậy nên, lời khuyên của tớ là hãy chỉ dừng lại khi:

* Bạn đã có được ít nhất 10 – 20 thiết kế mà bạn cảm thấy đẹp và phù hợp với trang web của mình
* Có ít nhất một trang thiết kế mà nó khiến bạn chỉ muốn copy nguyên xi của nó về (dù rằng mục đích của bạn không phải là như vậy)

Khi đó, bạn có thể bắt đầu chuyển sang bước thứ 2:

Bước 2: Định hình ý tưởng

Sau khi đã chọn được khoảng 10-20 thiết kế trong bước 1 và bước đầu có cái “cảm hứng” để quyết định sẽ thiết kế cho riêng mình một trang web, bạn sẽ cần phải định hình ý tưởng cho trang web của mình. Hãy ngồi duyệt lại những ảnh chụp trang web mà bạn đã lưu vào máy trong bước 1:

* Cách tốt nhất trong quá trình này là dùng tính năng Slideshow của phần mềm quản lý ảnh (ví dụ như Picasa) vì nó sẽ chỉ hiển thị một ảnh trên toàn màn hình (giúp bạn đỡ bị phân tán) cũng như nó cho phép bạn nhanh chóng chuyển qua những hình khác.


Xem giao diện toàn màn hình sử dụng tính năng slideshow của Picasa giúp bạn tránh bị phân tán.

* Ghi chú xuống một mảnh giấy nhỏ những điểm mà bạn thích về một thiết kế mà bạn nghĩ rằng mình muốn có trong thiết kế của mình. Điều rất quan trọng là bạn hãy để ý đến ý tưởng chứ không phải chi tiết của thiết kế. Điều đó có nghĩa là bạn nên ghi lại ý tưởng sử dụng mây làm hình ảnh ở đầu trang và cỏ ở cuối trang tạo cảm giác về không gian, nhưng bạn không nên copy hình ảnh mà họ sử dụng. Những gì bạn cần đề ý: cách sử dụng màu sắc, hình thức bố cục, cách sắp xếp nội dung, và thậm chí cách cách mà họ làm viền cho hình ảnh,… Những gì bạn không nên để ý: trang web đó sử dụng hình ảnh cụ thể gì, mày sắc cụ thể cho tiêu đề của bài viết,…



Bạn thấy gì từ một trong những thiết kế ban đầu của trang web All Women’s Talk? Một vài điểm cần ghi lại: cách sử dụng màu đơn và cách họ chọn màu thể hiện nội dung nữ tính của trang web. Bạn cũng có thể ghi lại cách mà họ đặt chủ đề của bài viết ngay trước tiêu đề của bài viết và làm nổi bật nó bằng cách tô màu nền cho nó. Cái cách mà họ chia diện tích trang web thành 2 nữa – một để liệt kê những bài viết chính và bên kia để hiển thị danh sách các bài nổi bật và danh sách phân mục. Những gì bạn không nên chép lại: hình ảnh bông hoa họ sử dụng trong hầu như tất cả các thành phần trên trang web.

Sau bước này, bạn sẽ có một ý tưởng tương đối rõ ràng (ít ra là không mơ hồ không xác định như trước) về trang web của mình. Trang web sẽ có thiết kế đơn giản và sạch sẽ hay là nó sẽ sử dụng nhiều hình ảnh đồ họa? Bạn sẽ sử dụng nhiều màu sắc tạo cảm giác tươi trẻ hay sẽ chọn tông màu đơn lẻ mà sang trọng? Trang web sẽ có bố cục 3 cột hay 2 cột? Bạn thâm chí sẽ xác định được những câu hỏi tương đối chi tiết như liệu mình sẽ sử dụng hình ảnh vector hay sẽ sử dụng ảnh chụp để làm trang trí?

Đừng quá lo lắng về việc liệu bạn có đang copy thiết kế của người khác hay không. Miễn là bạn không có ý định đó và bạn có ít nhất 10 – 20 thiết kế để tham khảo thì tớ đảm bảo khi bắt đầu đi vào thiết kế bạn sẽ không gặp phải trường hợp bạn copy thiết kế của người khác. Bạn sẽ ngạc nhiên khi sang bước 4, khi mà bạn bắt đầu xây dựng mẫu cho thiết kế của mình, những ý tưởng ban đầu mà bạn ghi chép lại ở bước này sẽ tự biến đổi thành thiết kế của riêng bạn. Từ kinh nghiệm của tớ, những ý tưởng này phần lớn sẽ chỉ đóng vai trò giúp đỡ bạn bắt đầu khi đứng trước khung vẽ trống rỗng trong bước 4.

Kết thúc phần 1
Tất nhiên, không phải cứ là thiết kế đẹp thì nhất thiết nó sẽ phù hợp với nội dung của bạn. Trong bài kế tiếp, tớ sẽ thảo luận về việc kết hợp giữa nội dung và thiết kế, cũng như một vài kinh nghiệm trong việc bắt đầu xây dựng mẫu (”prototype”) cho thiết kế của mình.

Nguồn: http://www.freelancers.vn/Home/2010/03/23/cac-buoc-thiet-ke-giao-dien-website-phan-1/

18/5/10

Moodle 1.9 Theme Design: Beginner’s Guide


Product Description
Moodle is a highly extensible virtual learning environment and is used to deliver online teaching and training materials. Theming is one of the main features of Moodle that can be used to customize your online courses and make them look exactly how you want them to. If you have been looking for a book that will help you develop Moodle Themes that you are proud of, and that your students would enjoy, then this is the book for you.

This book will show you how to create themes for Moodle, change pre-installed Moodle themes, and download new themes from various resources on the Internet. It is filled with suggestions and examples for adapting classroom activities to the Virtual Learning Environment.

This book starts off by introducing Moodle, explaining what it is, how it works, and what tools you might need to create a stunning Moodle theme. It then moves on to show you in detailed steps how to choose and change a Moodle theme, and explains what Moodle themes are and how they work. It shows you how to change an existing theme and test the changes that you have made.

The latter half of this book will start you off on the road to creating your own themes from scratch. It provides detailed instructions to guide you through the stages of creating a stunning theme for your Moodle site. From planning theme creation, through to the slicing and dicing, and more advanced Moodle theming processes, this book will give you step-by-step instructions to create your own Moodle theme.

Customize the appearance of your Moodle Theme using its powerful theming engine

* Create your own Moodle theme from the graphic design stage right through to the finished complete Moodle theme
* Offers design examples and ways to create appropriate themes for different student age groups and styles
* Effective planning for creating and modifying new themes, customizing existing themes, and enhancing them further
* Clear focus on beginners with ample screenshots and clear explanations to facilitate learning

What you will learn from this book

* Plan a Moodle theme from scratch
* Install a Moodle theme and change Moodles theme settings
* Add your own customized logo, title text, and footer information, and test your changes in several web browsers
* Customize the Moodle site to fit in with other elements of your web site
* Create a design mock-up using graphics software
* Slice and dice your design mock-up and create your graphic elements
* Build your theme using HTML and CSS
* Create themes that you can share with the Moodle community
* Theming core Moodle functionality

Approach
This is a Beginner’s Guide, with plenty of worked examples, step-by-step visual guides, and explanations.

Who this book is written for
If you are a Moodle administrator, ICT technical personnel, designer or a teacher and wish to enhance your Moodle site to make it visually attractive, then this book is for you. You should be familiar with the basics of Moodle operation, and some familiarity with web design techniques, such as HTML and CSS, will be helpful.

About the Author
Paul James Gadsdon has been a web designer/developer since 1996. He specializes in graphic design, ASP, ASP.net, PHP, and DotNetNuke. He has recently been working as an educational technologist and currently works as a Moodle Virtual Learning Environment developer for the University of Wales, Lampeter.

Product Details

* Paperback: 308 pages
* Publisher: Packt Publishing (May 11, 2010)
* Language: English
* ISBN-10: 1849510148
* ISBN-13: 978-1849510141
Download: http://hotfile.com/dl/42904913/e843f2d/Packtpub.Moodle.1.9.Theme.Design.Beginners.Guide.Apr.2010.rar.html